Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Trước mắt cần đặt tên đường

Bùi Viết Anh |

Nghĩ đến các ngôi nhà, bữa ăn của mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trước khi nghĩ đến chuyện xây tượng đài cho người đã khuất.

Mấy hôm nay, đọc bài viết về đề xuất xây tượng đài của nhà báo Nguyễn Hoàn, nhà báo Yên Mã Sơn. Tôi có quan tâm một chút, và có đôi lời thưa cùng hai anh. Đừng đánh đồng việc xây dựng tượng đài và gọi đó là làm văn hoá cho một nơi chốn nào đó. Mang tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Pari (Pháp), Nhà thờ Brasilia (Brazil)… để so sánh việc xây tượng đài là quá khập khiễng.

 
 Ảnh: Hội NNY làng Mai Xá
Khi người ta có tiền, người ta có thể làm nhiều thứ. Ông bà ta nói, phú quý sinh lễ nghĩa. Còn đất nước mình đang đi vay mượn để sống, thậm chí vay chỉ đủ để đáo hạn. Chính phủ Việt Nam vừa tuyên bố dự kiến vay thêm gần 460 ngàn tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó, một phần là vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, một phần để trả nợ gốc, và một phần vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội. Thì, nghĩ đến xây tượng đài thôi, đã là không đúng và thiếu tính nhân văn. Còn so sánh lấy cái “bụng kinh tế” để làm văn hoá thì, nguỵ biện một cách thô thiển.
 
 Làng Mai Xá. Ảnh: Hội NNY làng Mai Xá
Còn có nên xây tượng đài Bà mẹ Gio Linh không? Theo tôi, điều này phải làm. Một hình tượng quá đẹp, đầy tính hi sinh và kể cả tính chính trị. Nhưng xây tượng đài nhiều nhiều tỷ đồng trong giai đoạn hiện nay, là vô cảm chứ không phải là một việc làm có văn hoá. Nghĩ thêm một điều nữa, bây giờ nếu xây tượng đài mẹ Gio Linh, tất nhiên với ý tưởng đẹp đẽ kia, thì sẽ có cả nghìn nghìn tượng đài huyện, tượng đài xã mọc lên như nấm với bản coppy từ ý tưởng bà mẹ Gio Linh. Vì mỗi tấc đất trên đất nước Việt Nam này đều có anh hùng. Một số người sẽ nói ngược lại rằng. Chúng ta không sử dụng vốn ngân sách. Chúng ta sẽ kêu gọi từ các nguồn lực khác. Xin thưa với quý vị, tất cả các nguồn lực huy động trong xã hội, đều là những nguồn để xây dựng và phát triển xã hội, đừng coi nó như là một nguồn miễn phí. Trước khi nghĩ về tượng đài, tôi nghĩ, các tác giả Nguyễn Hoàn, Yên Mã Sơn nên nghĩ về những bữa cơm của các mẹ, những ngôi nhà của mẹ đang ở, so với tượng đài, cái nào cần hơn?
 
 Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Miết. Ảnh: Xanh Ewec
Tôi nghĩ các anh nên thử đi thực tế một vòng. Đến nhà các bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, xem nơi họ ở, xem họ được chăm sóc như thế nào? Rồi hãy nói về chuyện xây tượng đài.

Thay vì một tượng đài, bây giờ, trước mắt hãy đặt tên một con đường, Bà Mẹ Gio Linh, có hay hơn không?

Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Không nên lấy "bụng kinh tế" đi làm văn hóa

Yên Mã Sơn |

XANH EWEC: Đề xuất về việc cần thiết nên có một tượng đài và đặt tên đường BÀ MẸ GIO LINH đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chúng tôi mong nhận được sự tham gia ý kiến của tất cả bạn viết, bạn đọc.

Bài vở xin gửi: xanhewec@gmail.com

Đường tránh qua Đông Hà: Vì phải "hy sinh" cho đường BOT?

Lê Đức Dục |

Buổi sáng, mở máy tính và nghĩ sẽ bắt đầu bằng một bài viết tha thiết yêu quê hương theo lời đề nghị của Hoàng Công Danh, TKTS Tạp chí Cửa Việt.

Cần một tượng đài bà Mẹ Gio Linh ở Quảng Trị?

Nguyễn Hoàn |

Chuyện hai bà mẹ Gio Linh nuốt hận, mang thúng đi lấy đầu con bị giặc Pháp cắt, cắm ở chợ trước đình làng Mai Xá Chánh, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị về để mai táng là câu chuyện lịch sử mãi còn truyền.

Người mẹ Vân Kiều anh hùng trên đỉnh Trường Sơn

Mai Trọng |

Được sự đồng ý của Đảng ủy-UBND xã Hướng Phùng, Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) long trọng tổ chức lễ nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Miết từ ngày 24.7.2017.