Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Việc đáng làm, tại sao không?

Thanh Tâm |

Không phải ở Việt Nam, hình ảnh người mẹ mới được nâng tầm như thế, không phải vì trải qua chiến tranh rồi những người mẹ mới được đưa lên tầm cao như thế. 

Ở tất cả các nước, tất cả các dân tộc hình ảnh người mẹ bao giờ cũng thiêng liêng và cao quý. Theo quan điểm của tôi, tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất đó vẫn là tình mẫu tử.

Câu chuyện anh Nguyễn Hoàn đề xuất ý tưởng xây tượng đài Bà mẹ Gio Linh ở tỉnh Quảng Trị vừa rồi thu hút không ít Facebooker quan tâm, bình luận, đánh giá. Trong đó có hai luồng dư luận ủng hộ và phản đối. Quan điểm ý kiến cá nhân ở những góc độ, thái độ khác nhau cần được đánh giá, phân tích và tôn trọng.

 
Đình làng Mai Xá Chánh, Gio Linh. Ảnh: Lê Chí Đông 
Xin mổ xẻ về vấn đề tại sao người dân phản đối xây dựng tượng đài tưởng niệm (không riêng gì tượng mẹ Gio Linh).

Từ trước đến nay người dân luôn mất lòng tin vào các dự án đầu tư công, thậm chí nghe đến đầu tư công là người dân nghĩ ngay đến việc chia chác phần trăm, nghĩ ngay đến việc đội vốn lên vài chục phần trăm, thậm chí lên đến 70-80% cùng chất lượng yếu kém. Nhiều công trình đầu tư công chưa đưa vào nghiệm thu đã hư hỏng trầm trọng, nhiều nhà máy đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mua thiết bị cũ để rồi đắp chiếu, nhiều tuyến đường đầu tư hàng nghìn tỷ đi vào hoạt động một thời gian đã sụt lún, trong bóc cả mặt đường, lồi lõm kéo dài hàng km. Tại sao đất nước cứ dừng mãi trên đường cao tốc.

 
 Tượng đài Điện Biên Phủ, công trình bị "rút ruột". Ảnh: ITN
Sự minh bạch trong đầu tư công đã bị thu hẹp và nhất là không thể hiện rõ nội dung công khai ngay từ khâu lập, thẩm định, làm mất khả năng tiếp cận thông tin, gây hoài nghi, chưa bảo đảm nguyên tắc dân chủ công khai, dân biết, dân bàn, có nguy cơ xảy ra tham nhũng cao trong những khâu này.

Trở lại câu chuyện xây tượng đài bà mẹ Gio Linh, một hành động ý nghĩa, mang tính biểu tượng, đầy tính nhân văn ấy tại sao không?

Nhiều người ủng hộ xây tượng đài, nhưng lại phản đối cách rập khuôn, thậm chí phản ứng gay gắt khi nghe tới số tiền đầu tư, càng quan ngại hơn tâm lý cứ xây sau, làm sau là phải to hơn cao hơn và hoành tráng hơn cái trước, câu chuyện càng trầm trọng hơn là chạy đua khoe thành tích, xã này, làng này làm được, xã khác làng khác cũng phải làm cho bằng được.

 
 Ca khúc Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Ảnh: ITN
Tôi ủng hộ việc xây dựng tượng đài mẹ Gio Linh, và quan trọng là cách thực hiện như thế nào, có nhất thiết phải to cao hoành tráng như tượng đài mẹ Thứ ở Quảng Nam trong khi nguồn lực tài chính quốc gia có hạn, việc huy động nguồn lực trong nhân dân nhìn một cách toàn diện thì đó cũng là nguồn lực tài chính của quốc gia.

Xin chấm dứt ý tưởng cứ phải làm cho to, cho cao, cho hoành tráng mới có ý nghĩa. Ý nghĩa nhân văn và giáo dục cho thế hệ mai sau không nằm ở đó.

Phải làm và làm như thế nào mới là điều quan trọng, quan điểm ý kiến cá nhân có thể khác nhau đối lập nhau nhưng hình ảnh, ý nghĩa nhân văn của Mẹ Gio Linh chỉ có một.

Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Nhiều người ủng hộ ý tưởng này

B.T.V |

Sau khi nhà báo Nguyễn Hoàn đăng trên Facebook đề cập vấn đề cần dựng tượng đài và đặt tên đường ‘BÀ MẸ GIO LINH” ở tỉnh Quảng Trị đã thu hút sự quan tâm, chia sẻ của dư luận trong và ngoài tỉnh.

Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Trước mắt cần đặt tên đường

Bùi Viết Anh |

Nghĩ đến các ngôi nhà, bữa ăn của mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trước khi nghĩ đến chuyện xây tượng đài cho người đã khuất.

Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Không nên lấy "bụng kinh tế" đi làm văn hóa

Yên Mã Sơn |

XANH EWEC: Đề xuất về việc cần thiết nên có một tượng đài và đặt tên đường BÀ MẸ GIO LINH đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chúng tôi mong nhận được sự tham gia ý kiến của tất cả bạn viết, bạn đọc.

Bài vở xin gửi: xanhewec@gmail.com

Cần một tượng đài bà Mẹ Gio Linh ở Quảng Trị?

Nguyễn Hoàn |

Chuyện hai bà mẹ Gio Linh nuốt hận, mang thúng đi lấy đầu con bị giặc Pháp cắt, cắm ở chợ trước đình làng Mai Xá Chánh, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị về để mai táng là câu chuyện lịch sử mãi còn truyền.