Bé 29 tuổi hoại tử bàn tay vì rút điện thoại khi đang sạc: Những bài học cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Thanh Mai |

Nhiều trường hợp các bé nghịch sạc điện thoại vẫn cắm vào nguồn điện hoặc do cầm điện thoại chơi khi đang sạc dẫn đến điện giật.


Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết vừa qua đơn vị đã tiếp nhận điều trị cho một bé gái bị điện giật ngừng tim, bất tỉnh, bỏng sâu toàn bộ lòng bàn tay trái do rút sạc pin điện thoại. Bé gái tên là B.A (29 tháng tuổi, ở Hà Nội).

Theo gia đình bé, trước khi nhập viện 1 tuần bé cùng chơi với chị gái 5 tuổi, khi thấy điện thoại gần đó đang sạc pin, bé đã tự ý rút sạch ra để chơi và bị điện giật. Bé bị bất tỉnh, tím tái, lòng bàn tay trái cháy đen.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hàng xóm đã giúp tiến hành sơ cứu ép tim. Sau khi bé tỉnh lại,, gia đình lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

ThS.BS CKII Phùng Công Sáng - Phụ trách đơn vị Bỏng - Phó trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi tại Khoa cấp cứu chống độc, trẻ đã được đánh giá và điều trị nguy cơ về tim mạch và nguy cơ suy thận cấp. Khi tình trạng trẻ ổn định, các bác sĩ đã tiến hành mổ cắt lọc hoại tử, chuyển vạt da, ghép da vùng bàn tay (tổn thương hoại tử cả da cân cơ và xương bàn ngón tay) để giữ lại bàn tay cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.

Theo bác sĩ Sáng, các thiết bị điện thoại có điện áp thấp nhờ bộ phần đổi điện áp nhưng nếu đầu cắm bị lỗi hoặc dây cắm hở thì vẫn có thể gây nguy hiểm. Trẻ có thể nghịch sạc điện thoại vẫn cắm vào nguồn điện hoặc do cầm điện thoại chơi khi đang sạc.

Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ phải chú ý luôn rút sạc ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng, ổ cắm điện phải có thiết bị che bảo vệ, không để bé chơi điện thoại trong khi đang sạc pin; đ Đặt điện thoại đang sạc ở xa tầm với của bé và đảm bảo dây sạc được đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách....

Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ biết không đượuc cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn. Trẻ dưới 6 tuổi, khi cần cắm điện hoặc bật công tắc để sử dụng vật dụng gì đó, hãy nhờ người lớn giúp đỡ.

Trẻ trên 6 tuổi, khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép nhựa. Bố mẹ cũng cần dạy trẻ không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện, không trèo lên cột điện hoặc trèo lên cây để lấy diều bị mắc kẹt ở trên cao. 

Nhìn kỹ đường dây điện phía trên trước khi trẻ quyết định leo lên một cái cây nào đó vì điện có thể truyền qua nhánh cây khiến trẻ bị giật.

Khi trẻ bị giật, phụ huynh cần tách trẻ với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao) một cách nhanh nhất có thể, nếu trẻ bị nạn ở trên cao thì phải bố trí đỡ trẻ khi bị rơi và đưa người bệnh đến nơi thoáng mát.

Gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu. 

Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách đồng thời gọi y tế hỗ trợ. Gia đình chỉ nên di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế khi trẻ đã được sơ cấp cứu ban đầu.

Bác sĩ cũng khuyến cáo người lớn chỉ tiến hành xử trí vết bỏng điện khi trẻ không có rối loạn toàn thân, không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng, tránh biến chứng.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Sau khi tiêm vaccine COVID-19 trẻ từ 5-12 tuổi có thể gặp những phản ứng gì?

Minh Khang |

Ngày 17/4, Hà Nội đồng loạt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Nhiều phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm và cách xử trí.

WHO cảnh báo nguy cơ viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ liên quan COVID-19

PV |

Ngày 15/4, Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu cho biết nước Anh đang chứng kiến "sự gia tăng đáng kể và đột ngột" của các trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ, được cho là có liên quan tới bệnh COVID-19.

Cảnh báo mức độ nghiêm trọng hơn hoặc có thể truyền nhiễm nhanh hơn của 2 dòng virus biến thể Omicron

Thanh Mai |

WHO cho biết, tỷ lệ xét nghiệm và giải trình tự cao hơn rất quan trọng để giới khoa học tìm hiểu biến thể hiện có và xác định loại mới.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám sau mắc COVID-19?

Minh Thảo |

Thời gian qua, số trẻ em mắc COVID-19 ở nước ta tăng cao. Mặc dù triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số ca chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác… Tuy không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19 nhưng ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để thăm khám, điều trị kịp thời.