Bỏ bữa sáng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

CTV Lương Trâm |

Bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là những thay đổi của cơ thể khi bạn không bắt đầu ngày mới với một bữa ăn lành mạnh.

Có một số ngày bạn không muốn ăn vào sáng sớm. Tuy nhiên, nếu điều này trở thành một thói quen hàng ngày, nó có thể gây ra hàng loạt phản ứng xấu trong cơ thể và biến thành một vấn đề nghiêm trọng. Xét cho cùng, bữa sáng được hiểu theo nghĩa đen là “ăn nhanh” sau khi ngủ nhiều giờ. Nếu bạn đã bỏ bữa sáng, sau đây là lý do tại sao bạn nên dừng lại thói quen xấu này.

 

Hệ miễn dịch suy giảm

Bỏ bữa thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhịn ăn có thể gây tổn thương cho các tế bào. Cơ thể cần thức ăn thường xuyên để duy trì mức độ khỏe mạnh của các tế bào miễn dịch chống lại các bệnh lây nhiễm, đồng thời cải thiện hoạt động của tế bào T trong cơ thể. Đây là thời điểm mà chúng ta cần có một khả năng miễn dịch khỏe mạnh để có thể chống lại COVID-19 và ngăn ngừa các bệnh do virus này gây ra.

 

Lượng đường trong máu tăng

Bạn có phải là người đã rèn luyện cơ thể mình quen với việc bỏ bữa sáng? Nếu có, lượng đường trong máu của bạn có thể đang bị ảnh hưởng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Frontiers of Human Neuroscience cho thấy ăn sáng giúp phục hồi glycogen và ổn định mức insulin. Nếu bạn không bổ sung lượng đường glucose của mình vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy cồn cào, khó chịu và kiệt sức. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần nạp năng lượng cho ít nhất ba bữa ăn mỗi ngày, bắt đầu từ bữa sáng.

 

Quá trình trao đổi chất chậm lại

Tạp chí Quốc tế về bệnh béo phì đã phát hành một bài báo nêu rõ việc ăn bữa sáng của bạn sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và khuyến khích cơ thể đốt cháy calo trong suốt cả ngày. Bỏ bữa sáng sẽ làm tăng cân vì khi bạn không ăn vào buổi sáng, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và thèm đường hơn, dẫn đến việc ăn nhiều hơn.

Đau đầu và chóng mặt trở thành vấn đề thường xuyên
Đau đầu và chóng mặt trở thành vấn đề thường xuyên

Cơ thể bạn cần nhiên liệu để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khi thiếu những thứ như glucose, hoạt động của các tế bào não sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao những người bỏ bữa có thể bị đau đầu và chóng mặt. Khi điều này xảy ra, bạn nên coi nó như một tín hiệu mà cơ thể đang mách bảo bạn phải ăn.

Tăng mức độ căng thẳng

 

Bộ não cần glucose để tồn tại qua đêm, và không phải lúc nào trong gan cũng có đủ lượng glycogen dự trữ để giữ mức đường huyết ổn định. Nồng độ cortisol phải được nâng lên để giải quyết tình trạng này. Bữa sáng bổ sung lượng glycogen dự trữ trong gan, cho phép mức cortisol giảm xuống. Nếu bạn bỏ bữa sáng, nồng độ cortisol sẽ tăng lên để duy trì lượng đường trong máu, theo đó, dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng cảm giác đói suốt cả ngày.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Chất béo quan trọng để giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh

CTV Đoan Đoan |

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khỏe trong tình hình dịch bệnh lây lan phức tạp. Ngoài các loại vitamins, chất béo Omega 3 được xem như chìa khoa để nâng cao hệ miễn dịch.

Khi điều trị tại nhà, bệnh nhân COVID-19 có được uống thuốc kháng sinh không?

Thanh Mai |

Khi điều trị Covid-19 tại nhà, chuyên gia của WHO khuyến cáo bệnh nhân nên giữ tinh thần lạc quan, uống thuốc theo kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý sau khi tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19

PV |

Trong 7 ngày đầu sau tiêm chủng, người tiêm cần theo dõi dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của em bé

CTV Lương Trâm |

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai và các yếu tố lối sống khác có khả năng làm thay đổi cách mà gen của em bé hoạt động theo hướng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của trẻ khi 8 hoặc 9 tuổi.