Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm thường gặp khi giao mùa

Nguyễn Hoài Nam |

Hiện nay, thời tiết bước sang giai đoạn giao mùa thu - đông, nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi để các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh. Vì vậy, việc chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp khi giao mùa rất cần thiết, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.


Từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Trị, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở nên công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm đạt kết quả đáng khích lệ; các dịch bệnh lưu hành, bệnh có vắc xin dự phòng trong nước cơ bản được kiểm soát.

Tính đến giữa tháng 10/2024, toàn tỉnh ghi nhận 38 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (giảm 78% so với cùng kỳ năm 2023), hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi.

Người dân xã Gio Mai, huyện Gio Linh ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh -Ảnh: H.N
Người dân xã Gio Mai, huyện Gio Linh ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh -Ảnh: H.N

Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc (tăng 76% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó tập trung các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Gio Linh; hơn 3.370 trường hợp mắc cúm... Những ngày đầu tháng 10 ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh ho gà tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh.

Mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh thời gian qua cơ bản được kiểm soát tốt nhưng không thể chủ quan, bởi đây là thời điểm giao mùa thu đông, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, vi rút có hại phát triển và gây bệnh.

Cùng với đó, cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh, nhiệt độ có sự dao động, nhiều đợt mưa xen kẽ, công tác vệ sinh môi trường ở cộng đồng còn hạn chế, học sinh bắt đầu trở lại trường học sẽ gia tăng yếu tố nguy cơ cho một số dịch bệnh truyễn nhiễm bùng phát thành dịch như: cúm, sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng...

Trước tình hình trên, ngành y tế đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn sự lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh trên địa bàn.

Theo đó, các đơn vị y tế thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Chủ động giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.

Duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng. Tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng; tuyên truyền vận động người dân giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom, loại bỏ dụng cụ phế thải.

Chủ động phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo đối với người dân về việc thực hiện yêu cầu phòng chống dịch bệnh giao mùa thu - đông, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Tăng cường truyền thông phòng bệnh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe. Phối hợp với các trường học triển khai hiệu quả hoạt động vệ sinh phòng bệnh; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Bác sĩ Lê Thị Minh Trang, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị khuyến cáo: Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường gặp khi giao mùa, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe như tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm...).

Thường xuyên giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm...

Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất và cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng.

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm thì cần thông báo ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Triệu Phong quan tâm đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn

Nguyễn Vinh |

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong (Quảng Trị) lãnh đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ môi trường sống cho người dân. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất- kinh doanh, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp, TTCN, nuôi thủy sản, làng nghề... thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường.

Tăng cường quản lý môi trường đối với hoạt động chăn nuôi ở Cam Lộ

Khánh Ngọc |

Thời gian qua, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã chú trọng việc quy hoạch phát triển chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Qua đó, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu của hoạt động chăn nuôi đến môi trường khu vực.

Ra quân vệ sinh môi trường và trồng cây xanh tại đảo Cồn Cỏ

Hà Trang |

Tiếp tục chuỗi các hoạt động truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa tại huyện đảo Cồn Cỏ, sáng 25/8, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, UBND huyện đảo Cồn Cỏ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức Lễ ra quân vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác và trồng cây xanh bảo vệ môi trường, chắn sóng ven biển tại bãi biển khu vực Bến Nghè. 

Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong vùng ngập lũ

Nguyễn Hoài Nam |

Thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bước vào mùa mưa. Với nhiều đợt mưa lớn kéo dài ở khắp các địa phương như hiện nay chắc chắn sẽ gây ra ngập úng, lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi, đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng.