COVID-19: Bệnh nhân đã hồi phục vẫn còn kháng thể sau 12 tháng

Ngọc Hà |


Theo các chuyên gia Nhật Bản, kháng thể vẫn tồn tại ở người từng nhiễm COVID-19 sau 12 tháng khỏi bệnh, đồng nghĩa với việc khả năng miễn dịch được duy trì trong ít nhất 1 năm.

Theo các nhà khoa học, sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 và sau khi mắc COVID-19, cơ thể con người sẽ sản sinh các kháng thể trung hòa (nAbs). Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Nhật Bản cho thấy sau khoảng 1 năm khỏi bệnh, kháng thể vẫn tồn tại ở những người từng nhiễm COVID-19 và mạnh lên đáng kể khi người này được tiêm 1 mũi vaccine.

Do đó, một nhóm chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu về sự tồn tại của các phản ứng miễn dịch trong 12 tháng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhóm chuyên gia đã thu thập mẫu máu của 358 bệnh nhân có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kobe (Nhật Bản). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kobe (Nhật Bản). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tất cả bệnh nhân đều sinh sống ở Nhật Bản, mắc COVID-19 từ tháng 1 đến tháng 5/2020, được đo nồng độ kháng thể vào tháng thứ 6 và thứ 12 sau khi mắc bệnh.

Các mẫu này được phân tích khả năng miễn dịch dịch thể hoàn toàn bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch enzyme hóa phát quang CLEIA.

Các nhà khoa học đã kiểm tra nồng độ kháng thể phản ứng miễn dịch tại vùng liên kết thụ thể (RBD) của protein đột biến (SP), protein nucleocapsid (NP) và nAbs đối với nhiều VOC và VOI. Nghiên cứu cũng nhằm xác định yếu tố vật chủ đối với sự tồn tại của phản ứng kháng thể.

Kết quả là sau 12 tháng, khả năng bảo vệ của nAbs vẫn duy trì ở mức cao trong cơ thể của 61% số bệnh nhân mắc COVID-19, dù lượng kháng thể giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, các kháng thể này phát huy hiệu quả đối với các biến thể được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách đáng quan ngại (VOC), trong đó có biến thể Delta và Alpha.

Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu gần đây, qua đó cho thấy khả năng miễn dịch được tạo ra sau khi mắc COVID-19 tự nhiên được duy trì trong ít nhất 1 năm.

Phát hiện của nghiên cứu trên được đánh giá là khá quán trọng bởi một số nghiên cứu cho thấy biến thể Delta có thể "vô hiệu hóa" các phản ứng miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19 hoặc sau khi tiêm vaccine phòng bệnh.

Tuy nhiên, những người mắc COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng có khả năng bảo vệ người bệnh trước sự lây nhiễm của VOC thấp hơn và có lượng nAbs giảm nhanh hơn so với các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.

Nếu các nghiên cứu trước đây cho rằng một số yếu tố như béo phì, giới tính, hút thuốc có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thì nghiên cứu này không đề cập tới vai trò của các yếu tố này đối với sự tồn tại của nAbs 12 tháng sau khi khỏi bệnh.

Ngoài ra, nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản cũng giúp lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu, cho rằng việc mắc COVID-19 nặng và tuổi của bệnh nhân có liên quan đáng kể tới mức độ hoạt động trung hòa sau 12 tháng.

Theo nghiên cứu, những người lớn tuổi mắc COVID-19 nặng có nhiều nAbs hơn những người cùng độ tuổi được tiêm phòng.

Lâu nay, COVID-19 được cho là thường nghiêm trọng hơn ở nam giới. Do vậy, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã kiểm tra hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT50 - được coi là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus, giữa hai giới. Kết quả là nam giới có tần suất mắc bệnh nặng cao hơn, song không có sự khác biệt đáng kể về độ mạnh của kháng thể giữa hai giới.

Nghiên cứu còn so sánh độ mạnh kháng thể của những bệnh nhân mắc COVID-19 tự nhiên và đã khỏi bệnh với những người được tiêm vaccine.

Kết quả cho thấy trung bình, sau khi tiêm mũi 1 vaccine của Pfizer, hiệu giá kháng thể trung hòa là 76, thấp hơn nhiều so với kháng thể của người bệnh đã bình phục. Sau mũi tiêm thứ 2, hiệu giá của kháng thể trung hòa tăng lên 841, cao hơn nhóm có miễn dịch tự nhiên nhờ khỏi bệnh.

Những người khỏi bệnh có hiệu giá kháng thể trung hòa là 216. Sau một mũi vaccine mRNA, con số này đã tăng vọt lên 4.678. Tuy nhiên, sau mũi vaccine thứ 2, hiệu giá kháng thể trung hòa không tăng ở những người này.

Chính vì vậy, nhóm chuyên gia cho rằng những người đã khỏi bệnh chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và cần cần được tiêm vaccine (thời gian trì hoãn 6 tháng) để đạt được kháng thể bảo vệ tốt nhất.

Nội dung của nghiên cứu trên đã được đăng tải trên medRxiv và đang chờ phản biện.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Vắc xin ngừa COVID-19 bảo vệ cơ thể trong bao lâu?

Trưởng Hoa |

Nếu tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa SARS-CoV-2 thì sẽ bảo vệ cơ thể được bao lâu? Nếu tiêm vaccine phòng ngừa nhưng không test trước có bị nhiễm Coronavirus hay không? Sau dây là ý kiến của BS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Lào thêm ca tử vong do COVID-19, dịch lan rộng ở thủ đô Vientiane

Tổng hợp |

Lào tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 ở mức cao, với 301 ca được báo cáo trong 24h qua, trong đó bao gồm 296 ca lây nhiễm cộng đồng.

Xét nghiệm COVID-19 miễn phí 2 triệu mẫu cho mọi người dân TPHCM

PV |

Đồng hành cùng người dân TP. Hồ Chí Minh sớm trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ ngày 1/10/2021, Tập đoàn Sovico thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM cùng các bệnh viện, cơ sở y tế triển khai chương trình hỗ trợ 2 triệu mẫu xét nghiệm và tự xét nghiệm miễn phí cho các shipper, công nhân tại các khu công nghiệp, bà con tiểu thương các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trường học… với ứng dụng công nghệ và đăng ký theo khung giờ, trả kết quả trực tuyến với mã QR Code.

Quảng Trị: Ghi nhận 38 ca COVID-19 trong 3 ngày cuối tuần

Quang Đăng |

Trong 3 ngày cuối tuần, từ sáng ngày 1/10/2021 đến 19 giờ 30 phút, hôm nay 3/10/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ghi nhận 38 ca COVID-19 mới.