Vắc xin ngừa COVID-19 bảo vệ cơ thể trong bao lâu?

Trưởng Hoa |

Nếu tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa SARS-CoV-2 thì sẽ bảo vệ cơ thể được bao lâu? Nếu tiêm vaccine phòng ngừa nhưng không test trước có bị nhiễm Coronavirus hay không? Sau dây là ý kiến của BS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Do nhu cầu khẩn cấp sử dụng vaccine ngừa Coronavirus để bảo vệ người dân, nên thời gian bảo vệ con người của loại vaccine này chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hiện nay, các chuyên gia vẫn tiến hành nghiên cứu để xem những người được tiêm vaccine chống đại dịch Covid-19 trong bao lâu sẽ mất khả năng bảo vệ con người. Thử nghiệm của hãng Frizer Pfizer cho thấy, nếu chích đủ hai liều vaccine phòng SARS-CoV-2 thì hiệu quả bảo vệ có tác dụng ít nhất 6 tháng và có thể lâu hơn.

 

Đối với vaccine Moderna, dữ liệu ban đầu cho thấy hiệu quả bảo vệ cơ thể có thể đạt trong ít nhất 6 tháng, hiệu quả trong thời gian lâu hơn nữa vẫn chưa được xác định. Mặc dù vào tháng 1/2021, Moderna tuyên bố vaccine của họ có thể thể kéo dài tác dụng trong một năm.

Đối với vaccine của AstraZeneca đang được triển khai tiêm tại Việt Nam thì theo GS-TS-BS. Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, có tác dụng bảo vệ con người sau tiêm đủ hai mũi đạt trên 80%, thời gian bảo vệ ít nhất 7 tháng.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, dù vaccine ngừa Coronavirus có thể có tác dụng ít nhất trong một năm nhưng chúng sẽ không thể bảo vệ suốt đời như vaccine phòng bệnh sởi. Đặc biệt, sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của các biến thể SARS-CoV-2 như hiện nay, cùng các loại đột biến khác có nguy cơ xuất hiện trong tương lai gần thì sẽ phải tiêm phòng nhắc lại hằng năm như vaccine cúm mùa, cùng với đó các loại vaccine ngừa đại dịch cũng cần được cập nhật để chống lại các biến thể mới của virus. Các chuyên gia cũng nhận định không có vaccine nào an toàn 100% và cũng không có vaccine nào có tác dụng phòng bệnh 100%.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không khuyến cáo phải test trước khi tiêm vaccine ngừa Coronavirus. Tuy nhiên, nếu một người bị nhiễm loại virus này vẫn tiêm vaccine thì vẫn đáp ứng miễn dịch và nếu bị bệnh sẽ không làm nặng thêm. 

(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh)

TAGS

Hướng Hóa: Triển khai tiêm vắc xin COVID-19 lưu động khu vực biên giới

Lê Trường |

Ngày 29/9/2021, tại Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Vân Kiều - Pa Kô xã Lìa, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên đợt 7 (mũi 1) bằng xe tiêm chủng lưu động.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin

Thanh Mai |

Theo Bộ Y tế, từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay, Việt Nam có thể tiếp nhận số lượng vắc xin nhiều hơn so với thời gian trước.

Người trên 80 tuổi là một trong những đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin

Hưng Thơ |

Đặc biệt, ở kế hoạch này, dự kiến sẽ dành 9.360 liều vaccine để tiêm cho người trên 80 tuổi.

Quảng Trị: Tiêm chủng vắc xin COVID-19 đợt thứ 7 từ ngày 27/9

Tây Long |

Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, sau một thời gian gián đoạn, đợt tiêm chủng thứ 7 của tỉnh Quảng Trị sẽ diễn ra từ ngày mai 27/9/2021 và hoàn thành trước ngày 1/10/2021 với tổng cộng 68.560 liều vắc xin.