Mùa nắng nóng, bạn nhất định phải thử các món ăn từ đậu xanh vì những lợi ích tuyệt vời chúng mang lại.
Mùa hè nắng nóng nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt. Trong số đó, các món ăn từ đậu xanh được nhiều người ưa chuộng khi hè về. Đậu xanh có thể chế biến nhiều món ngon như sinh tố đậu xanh, chè đậu xanh, bánh đậu xanh,... Đậu xanh có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, lợi tiểu và dưỡng da.
Từ xa xưa, đậu xanh đã được coi trọng dùng như một vị thuốc. Trong đó công dụng nổi bật nhất là làm đẹp da, sử dụng làm thức uống giải nhiệt. Uống nhiều nước đậu xanh có thể bổ sung lượng nước và chất khoáng bị mất đi. Chính vì khả năng giải nhiệt tốt nên thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu sức sống.
1. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
Từ xưa đến nay, đậu xanh đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ dân dã đến cao cấp bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Theo một số phân tích hàm lượng, trong khoảng 202 gram đậu xanh luộc chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Calo: 212
Chất béo: 0,8g
Protein: 14,2g
Carb: 38,7g
Chất xơ: 15,4g
Folate (B9): 80% DV
Mangan: 30% DV
Magie: 24% DV
Vitamin B1: 22% DV
Photpho: 20% DV
Sắt: 16% DV
Đồng: 16% DV
Kali: 15% DV
Kẽm: 11% DV
*DV (Daily Value): Lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày.
Ngoài các vitamin và khoáng chất trên, đậu xanh còn chứa nhiều vitamin B2, B3, B5, B6 ,E selen, flavonoid và carotenoid. Loại đậu này cũng chứa nhiều các loại axit amin thiết yếu như isoleucine, valine, lysine, phenylalanine, leucine, arginine...2. Ăn đậu xanh có tác dụng gì?
Ngăn ngừa một số bệnh mãn tính, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch
Trong đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh như axit phenolic, flavonoid, axit caffeic, axit cinnamic...
Các nghiên cứu trong ống nghiệm in vitro chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa từ đậu xanh này có thể giảm sự phát triển ung thư ở phổi và dạ dày do gốc tự do; tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, giảm tái phát u xơ tuyến tiền liệt.
Hàm lượng cao chất xơ trong đậu xanh giúp hỗ trợ hệ thống tiêu hóa duy trì ổn định, giảm áp lực lên đường ruột, từ đó cũng phòng ngừa ung thư đại tràng và ung thư đường tiêu hóa.
Giúp hạn chế sốc nhiệt
Chè đậu xanh chắc hẳn đã trở thành món ăn yêu thích của không ít người. Ngoài cảm giác thanh mát, đặc tính chống viêm của đậu xanh còn giúp bạn ngừa sốc nhiệt, tăng nhiệt độ cơ thể, khát nước...Các nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra những chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin trong đậu xanh có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do sốc nhiệt. Bên cạnh đậu xanh, bạn cũng không quên bổ sung đủ nước mỗi ngày để tránh hiện tượng mất cân bằng điện giải của cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu quá, dạ dày, giảm cân
Chất xơ có nhiều trong đậu xanh có tác dụng hỗ trợ tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm trào ngược axit dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa. Không những vậy, chất kháng tinh bột trong đậu xanh còn có ích cho lợi khuẩn đường ruột.
Các lợi khuẩn này sẽ tiêu hóa kháng tinh bột và biến loại tinh bột này thành các axit béo chuỗi ngắn như butyrate có chức năng nuôi dưỡng các tế bào ruột già, tăng cường khả năng miễn dịch đường ruột và thậm chí làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.
Đối với những người có mong muốn giảm cân, giữ dáng, khi ăn các loại đậu sẽ giúp cảm thấy no hơn 31% so với khi ăn mì ống hay bánh mì. Vậy nên, nhờ vào hàm lượng chất xơ cao của đậu xanh mà bạn có thể kiểm soát cơn đói và giảm lượng calo nạp vào, từ đó giảm cân dễ dàng hơn.
3. Những lưu ý khi ăn đậu xanhMùa hè nắng nóng nên nhiều gia đình nấu chè đậu xanh, sau đó để ngăn mát tủ lạnh hoặc cho nhiều đá. Mùi vị thanh mát, sảng khoái thật nhưng điều này cũng gây hại cho hệ tiêu hóa. Chè/cháo đậu xanh giữ lạnh lâu quá không chỉ dễ gây tiêu chảy mà còn ảnh hưởng dạ dày.
Uống đậu xanh lạnh có thể điều hòa nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng sẽ khiến nhiệt tích tụ bên trong, dễ khiến cơ thể bị say nắng. Cho nên, uống nước đậu xanh để nguội là tốt nhất. Hoặc chỉ cho thêm một chút đá để dễ uống.
Đối với một số người, vỏ các loại đậu bao gồm cả đậu xanh, nếu không được nấu kỹ hoặc loại bỏ cũng gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
4. Đậu xanh nên làm món gì?
Không chỉ quan tâm đậu xanh có tác dụng gì mà những món ăn từ nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng này cũng nhận được sự chú ý không nhỏ từ y học hiện đại đến Đông y. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn biến hóa hạt đậu xanh thêm nhiều lợi ích:
Trị say nóng, say nắng
Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ nước đun sôi qua, chắt lấy nước, để nguội rồi uống. Tác dụng của nước đậu sẽ kém đi nếu nấu quá đục.
Trị tiêu khát, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.
Đậu xanh 100g xay nấu cháo cả vỏ cùng 200g gạo tẻ
Chữa bí tiểu do nóng
Đậu xanh 200g vo sạch nấu cháo cùng vừng 100g, trần bì 10g, chia 2 lần ăn trong ngày, dùng liền 5 ngày.
Phòng bệnh sởi
Đậu xanh 30g sắc cùng rễ cỏ tranh tươi 30g với 700ml nước, chia ra 3 phần uống trong ngày, dùng liên tục trong 3 ngày.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Nấu canh đậu xanh 200g cùng lê 2 quả và củ cải 250g ăn hàng ngày trong một liệu trình 10 ngày liên tục.
Đậu xanh là thực phẩm dinh dưỡng được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Bạn có thể sử dụng đậu xanh vào thực đơn hàng ngày hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc trị bệnh.
(Nguồn: Phụ nữ mới)