Hàng chục nghìn tấn gà thải ''tuồn'' vào Việt Nam mỗi tháng

Thanh Mai |

Bộ NN&PTNT cho biết trong 2 năm qua chưa phát hiện sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu nào vượt dư lượng chất cấm phải đến mức cảnh báo.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), hiện mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà sống đẻ loại thải được nhập lậu qua biên giới vào nước ta. Chưa kể, rất nhiều phụ phẩm chăn nuôi có giá rất rẻ như chân, đầu, cổ, cánh, da, lòng mề gia cầm... ồ ạt vào thị trường Việt Nam để chế biến làm thực phẩm cho người.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, thông thường một sản phẩm thịt hoặc phụ phẩm nhập khẩu có mặt trên thị trường Việt Nam phải tuân thủ nhiều bước đánh giá và trải qua quy trình đàm phán tối thiểu từ 4 - 5 năm.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên việc đàm phán không phân biệt đối xử bất cứ một sản phẩm nào đáp ứng tiêu chuẩn khi được nhập khẩu vào Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đối với các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, hay thịt gia cầm nhập khẩu, bà Thủy khẳng định Cục Thú y đã thẩm định kỹ các hồ sơ về dịch bệnh cũng như là cả quá trình giám sát về an toàn thực phẩm tại nước nhập khẩu. Vì vậy, nói là sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam là chưa phù hợp. Tuy nhiên, sắp tới, Cục sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn sản phẩm tại một số nước mà Việt Nam đang nhập khẩu lớn như Hàn Quốc, Brazil. 

Bà Thủy nói: "Với những sản phẩm này, hiện cứ 100 con Cục sẽ lấy 5 mẫu để kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong 2 năm qua, chúng tôi chưa phát hiện sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu nào vượt dư lượng chất cấm phải đến mức cảnh báo".

Ttheo báo cáo của các chi cục kiểm dịch thú y và các đội liên ngành, từ đầu năm đến nay có khoảng 4.000 tấn chân gà và hơn 400 tấn bao gồm giống gà, vịt giống được nhập khẩu. Những sản phẩm có nguồn gốc nội địa, các chi cục Thú y chỉ kiểm soát ở nơi đi, nơi đến chứ không thể kiểm dịch khi di chuyển trên đường.

Hiện nay nhiều trạm thú y sáp nhập với chăn nuôi thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp nên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát ở địa bàn rộng, xa.

Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - cho biết thêm, gà loại thải là những loại gà sau khi khai thác (đẻ trứng), doanh nghiệp mua về với giá rẻ nhưng sản phẩm cũng đạt chất lượng và các quy định kiểm dịch. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Việt Nam cần có những biện pháp chọn lọc phù hợp, trên tinh thần bảo vệ chăn nuôi trong nước.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Lợi bất cập hại từ trào lưu làm gỏi với măng cụt xanh

Thanh Mai |

Tuy không phải món ăn mới, song thời gian gần đây, gỏi gà măng cụt bất ngờ gây “sốt” trên nhiều diễn đàn mạng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT: Tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các địa phương

Tiến Nhất |

Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình thực hiện chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Nuôi gà gia công lãi 450 triệu đồng/năm

Mỹ Hằng |

Nhờ nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Đăng Khoa, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) từng bước xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp với doanh thu xấp xỉ 1,2 tỉ đồng/năm, mang lại lợi nhuận 700 triệu đồng/năm. Ông Khoa trở thành một trong những nông dân tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Người dân xã A Ngo áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi gà

Kô Kăn Sương |

Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với chính quyền xã A Ngo, huyện Đakrông (Quảng Trị) thực hiện mô hình nuôi gà giống địa phương sử dụng đệm lót sinh học. Sau một thời gian ngắn triển khai, mô hình bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận, gà sinh trưởng tốt vì phù hợp với điều kiện môi trường, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, tạo động lực để địa phương nhân rộng mô hình trong thời gian tới.