Người nghi nhiễm COVID-19 và hành khách có cần mang bộ áo phòng hộ cá nhân?

Lê Phi Long |

Thực tế cho thấy, việc di chuyển của người nghi nhiễm COVID-19, người nhà, hành khách trên các chuyến bay, tàu hoả vận chuyển khách từ vùng dịch về các địa phương… đều mang đủ bộ áo quần phòng hộ cá nhân như nhân viên y tế. Vậy việc này có thật sự cần thiết? 

Để làm rõ hơn vấn đề này, PV Báo Lao Động đã phỏng vấn PGS-TS. Trần Đình Bình, chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y – Dược (Đại học Huế).

Thưa PGS, có quy định cụ thể nào về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của Bộ Y tế?

- Theo Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 28.8.2021 của Bộ Y tế ban hành “hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19” thì tất cả những người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà; các chốt trong khu vực cách ly, tổ COVID-19, khu vực lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vaccine phòng COVID-19 tại cộng đồng; khu vực nhập, xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 và các đối tượng liên quan trực tiếp đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 trong các hoạt động phòng, chống dịch khác đều phải dùng phương tiện phòng hộ cá nhân.

Các lực lượng chức năng trong trang phục bảo hộ khi làm việc trên Quốc lộ 1A tại Quảng Bình. Ảnh: Lê Phi Long
Các lực lượng chức năng trong trang phục bảo hộ khi làm việc trên Quốc lộ 1A tại Quảng Bình. Ảnh: Lê Phi Long

Vì nếu tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, đờm, dịch mũi, da không lành lặn, có nguy cơ bắn dịch lên cơ thể nhân viên y tế, có nguy cơ bắn dịch lên cơ thể và mặt nhân viên y tế.

Các thành phần của phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm những gì?

- Phương tiện phòng hộ cá nhân là loại quần áo hoặc dụng cụ chuyên dụng giúp bảo vệ nhân viên y tế, người bệnh, người nhà và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Phương tiện phòng hộ cá nhân này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng, chống lây nhiễm tác nhân SARS-CoV-2 do Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm các phương tiện như găng tay, khẩu trang, áo choàng phòng hộ cá nhân, tạp dề, mũ, ủng bảo hộ, bao giầy, mạng che mặt, kính bảo hộ.

Đáng chú ý là theo quy định của ngành y tế, việc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân tuỳ thuộc vào mức độ nguy cơ để lựa chọn các cấp độ phòng hộ, cao nhất là cấp 4 (nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 chẳng hạn), còn ở các cấp độ thấp hơn sẽ lựa chọn phương tiện và thành phần phương tiện phù hợp.

Những bệnh nhân, người nhà và người thăm bệnh có nên sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân hay không?

- Mục đích của việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là loại quần áo hoặc dụng cụ chuyên dụng chủ yếu là nhằm giúp bảo vệ nhân viên y tế an toàn trong quá trình làm việc, tránh nguy cơ phơi nhiễm và lây nhiễm từ người bệnh.

Hình ảnh những em nhỏ trong trang phục bảo hộ như trên liệu có phù hợp? Ảnh: Lê Phi Long
Hình ảnh những em nhỏ trong trang phục bảo hộ như trên liệu có phù hợp? Ảnh: Lê Phi Long

Còn đối với người bệnh thì vai trò ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài có đúng không? Riêng đối với người nhà và người thăm bệnh thì có cần ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài bằng phương tiện phòng hộ cá nhân hay không là một vấn đề hoàn toàn khác.

Như vậy phương tiện phòng hộ cá nhân vai trò ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài từ người bệnh có đúng không?

-  Đúng, nhưng chỉ cần sử dụng khẩu trang, có thể thêm mạng che mặt là đủ. Chắc chắn sẽ giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh và lây nhiễm cho người khác.

Còn sai, khi sử dụng tất cả các phương tiện phòng hộ cá nhân ở trên, đặc biệt là áo choàng phòng dịch (mà chúng ta hay thấy trên các chuyến bay, chuyến tàu đó…). Bởi vì, áo choàng phòng dịch ngăn chặn sự lây nhiễm từ tiếp xúc, có thể cả từ không khí từ người khác cho bản thân, trong lúc xung quanh đều là nguồn nhiễm, bản thân cũng là nguồn nhiễm thì không cần thiết sử dụng áo choàng như vậy, không có nhiều ý nghĩa bảo vệ người mang.

Ví dụ, cập nhật quy định kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương trong nước, đặc biệt Quy định của Bộ GTVT (cập nhật ngày 9.10.2021), ngoài những quy định khác về phòng dịch thì chỉ yêu cầu trên máy bay cần đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc. Như vậy là hợp lý.

Vậy theo ông, khi vận chuyển bệnh nhân COVID-19, bệnh nhân có cần sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân, nhất là áo choàng phòng dịch không? 

- Câu trả lời là không cần, bệnh nhân chỉ cần mang khẩu trang phòng dịch, mạng che mặt là được.

Đối với người nhà và người thăm bệnh thì có cần ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài bằng phương tiện phòng hộ cá nhân hay không, thưa ông?

- Theo tôi như vậy là không thực tế, vì không có chuyện người nhà, người thăm bệnh nhân COVID-19, vì vậy không cần đưa ra yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể trong một số trường hợp (bệnh nhân tử vong tại nhà, bệnh nhân cách ly tại nhà…) thì người nhà với vai trò như nhân viên y tế nên phải sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân.

PGS.TS Trần Đình Bình. Ảnh: Lê Phi Long
PGS.TS Trần Đình Bình. Ảnh: Lê Phi Long

Việc để cho bệnh nhân, hành khách di chuyển sử dụng áo choàng trong phương tiện phòng hộ cá nhân vừa lãng phí, vừa nguy hiểm vì áo choàng không có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa lây nhiễm cho bệnh nhân, càng không có ý nghĩa ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh ra môi trường.

Trong môi trường nhiều người bệnh, người nhiễm, bề mặt áo choàng sẽ ô nhiễm mầm bệnh, nếu tháo bỏ phương tiện này không đúng quy tắc thì sẽ làm cho mầm bệnh dính vào cơ thể, áo quần người bệnh nhiều hơn.

Đặc biệt, áo choàng là sản phẩm không dệt, việc thu gom và xử lý chất thải này rất nặng nề và tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng động cũng như nhân viên xử lý chất thải.

Tóm lại, theo tôi bệnh nhân chỉ cần đeo khẩu trang, mang mạng che mặt tại cơ sở y tế, khi vận chuyển là đủ, không cần mang áo choàng. Hành khách, nhiều đối tượng di chuyển trên máy bay, tàu hoả… không cần mang áo choàng trong phương tiện phòng hộ cá nhân. Chỉ cần mang khẩu trang, hoặc có thể thêm mạng che mặt là đủ.

Xin cảm ơn PGS-TS Trần Đình Bình!

TAGS

Luyện tập thể thao tại nhà để nâng cao sức khỏe

Nguyễn Minh Đức |

Trước tình hình COVID - 19 diễn biến phức tạp, nhiều trung tâm thể dục thể thao (TDTT), phòng tập gym, yoga, zumba, kickboxing… phải tạm ngừng hoạt động. Nhằm nâng cao sức khỏe, nhiều người đã lựa chọn các môn thể thao phù hợp để luyện tập tại nhà. Đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tăng cường khả năng phòng, chống dịch bệnh của mỗi người.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị phẫu thuật thành công nội soi ung thư gan

Trường Nguyên |

Ngày 9/10/2021, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật khó cho bệnh nhân ung thư gan L.T.L. (47 tuổi, trú tại huyện Triệu Phong) bằng phương pháp nội soi. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đi lại được, 5 ngày nữa có thể xuất viện.

Có nên tiêm trộn, thay đổi đường tiêm vaccine COVID-19 hay không?

Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH - THS TRẦN THANH LOAN (ĐH Y DƯỢC HUẾ) |

Để thực hiện thành công chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 trong bối cảnh nguồn cung vaccine khó khăn, nhiều chủng loại được sản xuất theo những công nghệ khác nhau, yêu cầu tiêm chủng bao phủ tỉ lệ cao… các tác giả cho rằng, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm của vaccine AstraZeneca đến 6 tuần. Đồng thời, có thể tiêm trộn một số loại vaccine (nếu thật sự không thể giải quyết được nguồn cung). Nhưng tuyệt đối không thể thay đổi đường tiêm và liều lượng của một mũi tiêm nhằm đảm bảo hiệu lực bảo vệ của vaccine.

Lào chuẩn bị tiêm vaccine cho học sinh trên 12 tuổi

Tổng hợp |

Bộ Y tế Lào cho biết học sinh phổ thông từ 12-17 tuổi sẽ được xem xét tiêm vaccine ngừa Covid-19 để có thể nối lại hoạt động dạy và học.