Số người tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch

Thang Mai |

Tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư cũng có xu hướng tăng ở hầu hết quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.

Tại Hội thảo Điều dưỡng ung thư toàn quốc lần thứ nhất, ngày 26/5, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết dữ liệu ung thư toàn cầu 2020 ghi nhận mỗi năm hơn 122.000 người Việt chết do ung thư, gấp 18 lần so với số tử vong vì tai nạn giao thông và chỉ sau bệnh tim mạch.

Các bác sĩ đang chứng kiến một ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K.
Các bác sĩ đang chứng kiến một ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K.
PGS Bình nói: "Trước đây, ở Việt Nam, tử vong do ung thư đứng thứ ba sau tim mạch và bệnh nhiễm trùng, nay vượt lên thứ hai cho thấy gánh nặng của căn bệnh này vô cùng lớn".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận mỗi năm gần 20 triệu ca mắc mới ung thư và hơn 10 triệu người tử vong vì bệnh này, 2/3 là ở các nước đang phát triển.

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho hay khoảng 354.000 người Việt đang sống chung với ung thư, cứ 100.000 người có 159 người được chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong. 10 loại ung thư phổ biến là gan, phổi, vú, dạ dày, đại tràng, trực tràng, bạch cầu, tuyến tiền liệt, vòm họng và tuyến giáp.

Ba loại ung thư thường gặp ở người Việt là phổi, gan, dạ dày, đều thường tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, các bác sĩ không thể can thiệp chỉ điều trị giảm nhẹ. 

Theo các chuyên gia,  ba nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư tăng cao đó là tuổi thọ tăng, sự già hóa dân số là một, càng nhiều tuổi tỷ lệ mắc ung thư càng cao. Ngoài ra còn có một số tác nhân khác như môi trường sống thay đổi, ô nhiễm không khí, nước, lối sống của con người như tệ nạn rượu bia, thuốc lá điện tử, thói quen ăn uống... 

Yếu tố chính tác động đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư là phát hiện sớm hay muộn. Khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, sự đáp ứng, phối hợp của các phương pháp điều trị, theo Thứ trưởng Thuấn.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Thực hư việc sử dụng lá và hoa đu đủ đực chữa ung thư

Thanh Trúc |

Cây đu đủ được trồng trên khắp cả nước ta và các bộ phận của nó từ lâu đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh có hiệu quả chữa bệnh trên người.

Việt Nam có thể xóa bỏ hoàn toàn ung thư cổ tử cung vào năm 2025

PV |

Việc đầu tư toàn diện vào chương trình tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội, đồng thời góp phần loại bỏ căn bệnh này khỏi xã hội Việt Nam. Đây là kết luận từ Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt Nam do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Đại học Victoria và Viện Daffodil (Australia) thực hiện, được công bố ngày 10/5, tại Hà Nội.

Ung thư phổi có tiên lượng xấu, điều trị không khả quan?

PV |

Theo bác sĩ, không phải tất cả người mắc ung thư phổi đều có tiên lượng xấu. Nếu phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác giai đoạn và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót lên đến 85%.

Bệnh ung thư nào khó chữa nhất?

T. Linh |

Mặc dù khoa học công nghệ đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, người mắc bệnh ung thư vẫn có thể chữa khỏi nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư vẫn rất cao. Vậy bệnh ung thư nào khó chữa nhất?