Tại sao không cho trẻ 5-11 tuổi tiêm vaccine Covid-19 tập trung ở bệnh viện?

Thanh Mai |

Một số phụ huynh băn khoăn tại sao không tiêm tập trung tất cả trẻ ở bệnh viện để đảm bảo an toàn tối đa cho các con.

Theo TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hiện Việt Nam có gần 12 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 tuổi. Số lượng trẻ lớn nên không thể tập trung tất cả trẻ đến tiêm ở các bệnh viện.

Bộ y tế đã phân rõ vai trò trách nhiệm của hệ thống dự phòng và hệ thống các bệnh viện, mục đích là tiêm nhanh nhất, tốt nhất, bao phủ rộng nhất nhưng vẫn cần đảm bảo an toàn cho trẻ .

 

Tất cả trẻ sẽ được tiếp cận với các điểm tiêm tại cộng đồng, tại các trường học và trạm y tế. Thông qua quá trình sàng lọc, nếu trẻ có các vấn đề sức khỏe cần tiêm tại bệnh viện như dưới đây thì sẽ đến các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên để được sàng lọc, đánh giá và tổ chức tiêm chủng.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, chiến dịch tiêm chủng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi đặt mục tiêu an toàn là trên hết.

Bộ Y tế đã tập huấn, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các đơn vị y tế dự phòng toàn quốc; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, rà soát một cách đầy đủ (đối tượng, kiểm tra các điểm tiêm, vật tư tiêu hao) để triển khai tiêm chủng.

Bên cạnh ngành y tế, hệ thống điều trị và dự phòng, các tổ chức chính trị xã hội đều cùng hỗ trợ. Cơ quan chức năng cũng đã có các văn bản hướng dẫn về vấn đề tổ chức tiêm chủng tại trường học và địa phương (đối với những trẻ không đi học), song hành cùng hệ thống điều trị.

Các đơn vị cũng có kinh nghiệm trong nhiều năm triển khai tiêm chủng cho đối tượng trẻ em, đặc biệt là chiến dịch tiêm chủng sởi, rubela.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ thêm, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã tổ chức các buổi tập huấn sử dụng 2 loại vắc xin là Moderna và Pfizer để tiêm cho trẻ em trong đợt này. Tất cả cán bộ y tế cũng đã đồng thời được tập huấn về công tác xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, các bé đã được tiêm mũi đầu tiên loại vắc xin nào thì mũi thứ 2 sẽ tiêm cùng loại vắc xin đó để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Nhằm tránh nhầm lẫn, Bộ Y tế liên tục có hướng dẫn tới các đơn vị ngay trong các đợt phân bổ vắc xin. Bộ cũng hướng dẫn tiêm cuốn chiếu theo khối lớp; mỗi khối lớp cố gắng chỉ tiêm 1 loại vắc xin.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Làm thế nào để biết mình được cấp hộ chiếu vaccine hay chưa?

Hải My |

Bộ Y tế đang thực hiện xác nhận hộ chiếu vaccine nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là ra nước ngoài. Đến nay, gần nửa triệu người đã nhận được hộ chiếu vaccine điện tử. Vậy làm thế nào để biết mình đã được cấp hộ chiếu vaccine hay chưa?

Sau khi tiêm vaccine COVID-19 trẻ từ 5-12 tuổi có thể gặp những phản ứng gì?

Minh Khang |

Ngày 17/4, Hà Nội đồng loạt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Nhiều phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm và cách xử trí.

Khoảng 500.000 người đã được cấp hộ chiếu vaccine

Thanh Mai |

Ngày 15/4 là thời điểm đồng loạt thực hiện cấp hộ chiếu vaccine Covid-19 trên cả nước, hiện khoảng 500.000 người đã có xác nhận hộ chiếu vaccine.

Những điều cần biết khi đưa trẻ 5-11 tuổi đi tiêm vaccine Covid-19

Thanh Mai |

Phụ huynh cần cung cấp đầy đủ thông tin để nhà trường tạo hồ sơ trẻ trên Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.