Thanh thiếu niên gặp nguy hiểm khi dùng mạng xã hội từ sớm

Thanh Mai |

Các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng Internet có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, trong khi số khác không tìm thấy mối liên hệ nào.

Các hiểm họa thững mối nguy lớn nhất với người trẻ từng là rượu bia, chất kích thích và mang thai tuổi vị thành niên... đã có từ hàng thế kỷ trước. Thế nhưng giờ đây, có một mối nguy hại còn lớn hơn như vậy đó là việc thanh thiếu niên đối mặt với lo âu, trầm cảm, tự hại và tự sát.

Một nghiên cứu năm 2021 của Meta cho thấy 40% các cô gái cảm thấy kém hấp dẫn trên Instagram vì so sánh bản thân với người khác. Tương tác ảo có thể tạo tác động mạnh, cả tích cực lẫn tiêu cực.

Ảnh: New York Times.
Ảnh: New York Times.


Byron Reeves, giáo sư truyền thông tại Đại học Stanford, nhận định, internet là tựa như nút tăng giảm âm thanh. Nó khuếch đại cảm xúc của bạn. Sau hàng chục năm, so với những thứ như ma túy, tình dục không an toàn, hiểm họa này còn nguy hiểm hơn cả một đại dịch đối với thanh, thiếu niên.

"Chúng tôi không có nhiều hiểu biết về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần ở thanh thiếu niên hiện nay", tiến sĩ Joshua Gordon, giám đốc Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia, cho biết.

Theo các chuyên gia, độ tuổi dậy thì đang trở nên sớm hơn, trẻ khá nhạy cảm với tương tác xã hội và hòa nhập với môi trường xung quanh. Người lớn có thể gặp vấn đề tương tự, nhưng não bộ của trẻ dậy thì chưa đủ phát triển để xử lý cảm xúc. Việc thiếu ngủ, hiếm khi tập thể dục và ít tương tác với người khác làm giảm khả năng đối phó với khó khăn của giới trẻ. Những vấn đề này đều liên quan đến thời gian dùng điện thoại tăng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra thanh thiếu niên dùng mạng xã hội nhiều có xu hướng ít hạnh phúc hơn. Internet quá rộng lớn và đa dạng, khiến các chuyên gia khó kết luận rằng thời gian dùng điện thoại dẫn đến lo âu và trầm cảm.

Các hormone và chất hóa học trong não bộ khiến thanh thiếu niên nhạy cảm trong tương tác xã hội. Tuy nhiên, những vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc lại không phát triển đủ nhanh.

Các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng Internet có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, trong khi số khác không tìm thấy mối liên hệ nào.

Thiếu ngủ khiến não bộ khó kiểm soát và xử lý thách thức về cảm xúc. Nhiều chuyên gia khuyên phụ huynh không cho con sử dụng thiết bị điện tử trong vòng 1h trước khi ngủ và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất ngoài trời vào ban ngày.

Tiến sĩ Kara Bagot, bác sĩ tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, lưu ý rằng nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc nghỉ ngơi, tập thể dục và tương tác với người khác. Trong khi đó, tác động của mạng xã hội chưa rõ ràng.

Các chuyên gia y tế ngày nay gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đưa ra chỉ dẫn nghiêm ngặt để quản lý thời gian dùng điện thoại cho thanh thiếu niên.

"Chúng tôi không thể chỉ khuyên người trẻ rằng họ nên ít dùng mạng xã hội hơn và mong họ sẽ làm theo”, tiến sĩ Kimberly Hoagwood, cựu phó giám đốc Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia, nhận định.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Xử phạt người bình luận sai trên mạng xã hội vụ 'hòn non bộ' ở Quảng Ninh

Thanh Mai |

Theo phòng an ninh, bình luận này có nội dung sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

Giả mạo tài khoản mạng xã hội của lãnh đạo để lừa đảo

Trần Tuyền |

Ngày 28/3, theo thông tin từ Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Quảng Trị), thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nổi lên hoạt động các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để tạo lập tài khoản giả mạo, chiếm đoạt tài khoản facebook, zalo của cán bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; người đứng đầu các huyện, thị xã, thành phố để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội

Thành Nam |

Thời gian qua, tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đã có không ít người rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Giá trị của mạng xã hội trong phòng, chống COVID-19

Tuệ Linh |

Bên cạnh các kênh thông tin chính thống của quốc gia, tỉnh, thành phố, thời gian qua mạng xã hội (MXH) đã góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại Quảng Trị.