Các kết quả này nằm trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của AstraZeneca với 32.451 người tham gia.
Mới đây đã có thêm dữ liệu về hiệu lực của vaccine AstraZeneca. Các dữ liệu này nằm trong cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của AstraZeneca, xem xét 26.000 tình nguyện viên ở Mỹ, Chile và Peru.
Nhà sản xuất của AstraZeneca vừa công bố vaccine này có hiệu lực 74% trong việc ngăn ngừa F0 có triệu chứng. Riêng với người từ 65 tuổi trở lên, hiệu lực của AstraZeneca tăng lên 83,5%.
Các kết quả này nằm trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của AstraZeneca với 32.451 người tham gia.
Các tác giả xem xét hiệu lực bảo vệ của vaccine trên 26.000 tình nguyện viên ở Mỹ, Chile, Peru. Họ đều đã được tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca. Trong số 17.600 người được tiêm vaccine, không tình nguyện viên nào mắc Covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng hoặc phải nhập viện điều trị ICU. Còn lại, 8.500 người được tiêm giả dược. Không tình nguyện viên nào gặp tác dụng phụ đông máu hiếm gặp hay huyết khối, giảm tiểu cầu sau khi tiêm AstraZeneca.
Tiến sĩ nghiên cứu vaccine Anna Durbin, Đại học Johns Hopkins, điều tra viên của thử nghiệm, cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên về kết quả này. Nó có khả năng bảo vệ cao chống lại nguy cơ diễn biến nặng, điều trị tích cực”.
Vaccine do hãng dược AstraZeneca phối hợp Đại học Oxford (Anh) sản xuất, có tên gọi ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222). Các kết quả vừa công bố thấp hơn con số 79% mà hãng đưa ra từ tháng 3. Sau đó vài ngày, AstraZeneca thông báo điều chỉnh hiệu lực chung của vaccine xuống còn 76% vì bị nhiều quan chức y tế chỉ trích hiệu lực dựa trên các “thông tin lỗi thời".
(Nguồn: Phụ nữ mới)