WHO: Cần đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội dù đã tiêm vaccine hay chưa

Thanh Mai |

WHO dự báo các phòng chăm sóc tích cực ở 49 trong số 53 quốc gia khu vực sẽ đứng trước sức ép nặng nề trong 4 tháng tới.

Ngày 24/11, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định với báo giới một số quốc gia và cộng đồng đang bị cuốn vào "cảm giác an tâm giả" rằng đại dịch đã trôi qua và những người đã tiêm vaccine được bảo vệ hoàn toàn. 

Ông cho biết, các loại vaccine cứu sống nhiều người, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng cũng như tử vong. Tuy nhiên những người đã tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh và lây lan virus. 

 
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

"Thậm chí nếu bạn đã tiêm vaccine thì cũng phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bản thân mắc bệnh cũng như lây nhiễm sang người khác - những người có nguy cơ tử vong. Điều đó tức là bạn vẫn cần duy trì đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, tránh đám đông và gặp gỡ người khác bên ngoài nếu có thể, cũng như nên ở trong những không gian trong nhà có hệ thống thông gió tốt”.

Ông đánh giá, châu Âu hiện đang là tâm dịch khi chiếm 67% số ca mắc Covid-19 trên thế giới tuần qua với hơn 2,4 triệu ca mắc, tăng 11% so với 7 ngày trước đó.

Ngày 23/11, văn phòng WHO phụ trách khu vực châu Âu và Trung Á cho biết khu vực này đã vượt quá 1,5 triệu ca tử vong vì Covid-19 và có thể ghi nhận thêm 700.000 ca tử vong nữa vào tháng 3/2022.

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO nhận định việc mở rộng độ phủ vaccine, đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, cải thiện hệ thống thông gió trong nhà có thể giúp làm giảm sự lây nhiễm Covid-19 mà không dẫn đến phong tỏa trong dịp nghỉ lễ sắp tới. 

Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca mắc Covid-19 cũng gia tăng ở Mỹ với hơn 95.000 ca mắc mới và hơn 1.100 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 còn kéo dài

PV |

Ngày 26/10, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định mặc dù nỗ lực  phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ tăng cường tiêm chủng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, nhưng phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo cho thấy đại dịch này "còn lâu mới kết thúc".

WHO khuyến nghị dùng thuốc kháng thể trị COVID-19

Thanh Mai |

Thuốc đã được phê duyệt khẩn cấp ở hơn 20 quốc gia, gồm Mỹ, Nhật, Anh và Ấn Độ, sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm nCoV cấp tính.

Hãng Novavax đề nghị WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine

Bích Liên |

Novavax (Mỹ) và SII (Ấn Độ) đã cam kết cung cấp hơn 1,1 tỷ liều vaccine cho COVAX nhằm tạo điều kiện cho các nước có thu nhập trung bình và thấp tiếp cận công bằng với vaccine.

WHO: COVID-19 sẽ tồn tại cùng chúng ta

Gia Hân |

Các quan chức WHO cho biết có khả năng con người sẽ "sống chung" với COVID-19 khi virus này biến đổi như virus gây ra đại dịch cúm.