Chuyên gia nói gì khi Hà Nội xét nghiệm COVID-19 toàn thành phố?

Thanh Mai |

Theo ông Nga, việc xét nghiệm cấp tốc trong ít ngày với số lượng lớn như vậy, gây mệt mỏi cho hệ thống y tế.

Ngày 6/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành Công điện số 20/CĐ-UBND về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, về xét nghiệm, TP. Hà Nội sẽ huy động các lực lượng xét nghiệm thần tốc, quét nhiều vòng để giúp bóc tách rất nhanh các ca F0 ra khỏi cộng đồng, từng bước thu hẹp các vùng đỏ, vùng vàng và mở rộng vùng xanh trong khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Cụ thể, từ ngày 6-12/9/2021, xét nghiệm toàn bộ 100% người dân trên toàn địa bàn thành phố.

\\

Trao đổi với PV Báo Giao thông về vấn đề này, theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho rằng TP chỉ nên tập trung xét nghiệm Covid-19 tại các khu vực nguy cơ cao và các đối tượng có triệu chứng...

"Việc tổ chức xét nghiệm diện rộng cho tất cả dân của Hà Nội có thể làm lây lan dịch bệnh. Với điều kiện kinh tế hiện nay, nên chăng kinh phí đầu tư cho xét nghiệm diện rộng đó dành mua vaccine cho nhân dân thì tốt hơn", GS. TS Nguyễn Huy Nga nói.

Việc xét nghiệm cấp tốc trong ít ngày với số lượng lớn như vậy, gây mệt mỏi cho hệ thống y tế, gây tốn kém, muốn bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng trong thời điểm hiện nay hoàn toàn chưa hợp lý.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, có rất nhiều yếu tố quyết định thành phố có thể hoàn thành được hay không, trong đó vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn cung ứng vaccine. Để có đủ vaccine tiêm cho tất cả người dân thì Hà Nội cần được phân bổ liên tục không bị đứt quãng.

"Hiện nay, nguồn vaccine của thành phố phụ thuộc rất lớn vào nguồn phân bổ. Khi được phân bổ bao nhiêu, chúng tôi triển khai tiêm ngay tới đó", ông Tuấn nói.

Để tránh trường hợp tụ tập đông người tiêm vaccine, thành phố sẽ chia nhỏ các điểm tiêm để đảm bảo giãn cách. Hiện thành phố có khoảng 1.000 điểm tiêm, mỗi xã/phường ít nhất sẽ có 2 điểm tiêm/ngày.

Hiện ngành y tế của thành phố ngoài tiêm chủng thì còn có nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, 1 ngày có thể lên tới cả triệu mẫu. Để đảm bảo tiêm chủng diễn ra an toàn, thành phố có thể sẽ huy động thêm các nguồn lực giúp đỡ nếu có đủ nguồn phân bổ vaccine.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Quảng Bình thêm 91 ca nhiễm Covid-19 sau xét nghiệm đại trà

PV |

Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh cho biết trong 24 giờ qua, từ 6 giờ ngày 5-9 đến 6 giờ sáng nay (6-9), Quảng Bình có thêm 91 ca nhiễm Covid-19 tại các khu cách ly, khu phong tỏa và 1 ca nhập cảnh. Chi tiết như sau:

Tài xế dùng giấy xét nghiệm hết hạn, giấu người trong cốp xe hòng trốn khai báo

CTV |

Không chỉ sử dụng giấy xét nghiệm đã hết hạn, tài xế còn bị phát hiện chở theo một người khác trong cốp xe, người này không có giấy xét nghiệm Covid-19.

Lấy mẫu nước đi xét nghiệm, kiểm tra hơn 10 ngày vẫn chưa có kết quả

Trường Sơn |

Tuy đã hơn 10 ngày kể từ lúc tiếp nhận thông tin, lấy mẫu xét nghiệm nước sinh hoạt bị nhuốm màu xanh lạ, có hiện tượng sủi bọt trên địa bàn thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị), cơ quan chức năng tiến hành xét nghiệm mẫu nước vẫn chưa có kết quả.

Đà Nẵng lập thêm 2 chốt xét nghiệm nhanh COVID-19 tại cửa ngõ

PV |

Như vậy đến nay Đà Nẵng có 5 chốt bao gồm chốt C4 (xã Hòa Nhơn), C5 (xã Hòa Phước), C10 (đường Trần Đại Nghĩa) và 2 chốt tại cửa ngõ là C21, C22.