Cơ hội để bỏ kỳ thi tốt nghiệp, đỡ tốn “cả ngàn tỉ”

Anh Đào |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại có thể là cơn cớ hợp lý để thực hiện bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay. Một kỳ thi biết trước sẽ tốn kém cả ngàn tỉ mà tỉ lệ trượt hàng năm chỉ vài %.

“Cả ngàn tỉ” là tính toán của Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Lê Trung Chinh lấy ngay từ dữ liệu Đà Nẵng: 1 triệu dân: 12.000 cháu dự thi, và “mức thấp nhất”: 2 tỉ đồng.
Đà Nẵng thấp nhất cũng 2 tỉ thì Hà Nội, TP HCM phải gấp đến “cả chục lần”.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được coi là một gánh nặng tốn kém, lãng phí với “hàng ngàn tỉ” chi phí với tỉ lệ tốt nghiệp liên tục 97%-98%. (Ảnh Sơn Tùng/LĐO)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được coi là một gánh nặng tốn kém, lãng phí với “hàng ngàn tỉ” chi phí với tỉ lệ tốt nghiệp liên tục 97%-98%. (Ảnh Sơn Tùng/LĐO)

Với bình quân 400.000 đồng/cháu, kinh phí từ ngân sách để tổ chức kỳ thi cho khoảng “1 triệu cháu” ngốn thêm 400 tỉ nữa.

Đó là còn chưa kể tới chi phí tiền túi từ phụ huynh, chưa kể chi phí thời gian.

Tiền là một con số, tiền là một khoản giải ngân, nhưng tiền cũng là một chi phí, một gánh nặng, vấn đề ở chỗ tiền đó ở túi ai, ai phải chi, và chi để làm gì.

Thật ra, từ rất nhiều năm, cái vế “kết quả” của hàng ngàn tỉ đó đã được mang ra bàn bạc, phản biện rất rất nhiều lần.

Kết quả năm 201x: 97,57% cháu đỗ tốt nghiệp THPT. Kết quả năm 201x+1: 98,36% cháu đỗ. Đỗ dễ đến mức chỉ cần không có điểm liệt.

Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, lần lượt Đà Nẵng, Quảng Nam đã gửi kiến nghị dừng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Một đề nghị rất hợp lý trong hoàn cảnh có nơi đang phải thực hiện cách ly xã hội, khắp nơi thực hiện giãn cách, không tập chung đông người.

Hồi âm từ Bộ Giáo dục, đến giờ, vẫn là lời lẽ trấn an “các đồng chí bình tĩnh, sát sao, bám sát diễn biến”, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ.

Riêng các địa phương khác thì “bám sát tình hình để chuẩn bị Kỳ thi theo lịch trình đã đề ra. Tôi tin rằng với quyết tâm cao của lãnh đạo các địa phương, Ban chỉ đạo thi các địa phương, với sự đồng lòng của học sinh, phụ huynh và toàn thể nhân dân, chúng ta cố gắng sao để kỳ thi diễn ra an toàn tuyệt đối cả về an ninh, công bằng và an toàn sức khỏe”- lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Dịch bệnh thì không có mắt, và COVID-19 lây nhiễm không có ngoại lệ, không phụ thuộc vào sự “quyết tâm” hay “đồng lòng” tổ chức kỳ thi.

Đáng lẽ ra, nên coi dịch bệnh như là một cơn cớ mang tính lối thoát để chúng ta có thể dừng tổ chức kỳ thi năm nay.

Dừng một lần để thấy hoá ra không có kỳ thi, chỉ cần xét tốt nghiệp, cũng chẳng sao.

Dừng một lần để biết chắc tiết kiệm được “cả ngàn tỉ” trong bối cảnh cần tập chung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, trong khi sức dân đang cạn dần.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Giữ Sapa, bây giờ hoặc không bao giờ

Khánh Vân |

Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà và Đà Lạt vốn có khí hậu ôn hòa, mát lành và khác biệt ở Việt Nam. Chính vì vậy, từ Pháp thuộc, các nơi này đã được người Pháp xây dựng thành các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Châu Âu.

Giá của lợn

Dương Tiêu |

Giải pháp giảm giá thịt lợn của Bộ trưởng Nông nghiệp dường như không được dư luận chấp thuận. Nhưng có hề gì, giá thịt lợn hay phát ngôn chính khách đôi khi không giống như kỳ vọng của chúng ta.

Đã đến lúc tăng cường kiểm soát người nhập cảnh trái phép

Lê Xuân Thọ |

Từ liên tục phát hiện những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cho thấy có ít nhất một đường dây để làm việc này. Trách nhiệm về kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng đang được đặt nặng hơn bất cứ lúc nào.

Phố đèn đỏ nhìn từ Thái Lan

Thụy Bất Nhi |

Dư luận đang có những quan tâm nhất định đến đề xuất “thí điểm mở phố đèn đỏ ở Đà Nẵng”, với câu hỏi tại sao Singapore, Thái Lan có thể tổ chức được còn ở Việt Nam lại gian nan? Ngõ hầu lý giải phần nào vấn đề này, cá nhân người viết muốn chia sẻ chút thông tin về con phố đèn đỏ nổi tiếng tại Bangkok, nhìn qua lăng kính quản lý thực tế và tâm lý xã hội địa phương.