Đừng để thế giới xem đại học Việt Nam là “cấp 3 rưỡi”!

Lê Thanh Phong |

Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds - Vương quốc Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021). Việt Nam có 3 “gương mặt mới” xuất hiện trong bảng xếp hạng này, đó là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

8 cơ sở giáo dục đại học khác được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được Tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á là ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Cần Thơ.

Hoạt động dịp Tết Canh Tý của sinh viên Đại học Công đoàn. Ảnh: Đ.H.C.Đ
Hoạt động dịp Tết Canh Tý của sinh viên Đại học Công đoàn. Ảnh: Đ.H.C.Đ

Được lọt vào bảng này rất quan trọng, tăng uy tín, thương hiệu cho giáo dục đại học Việt Nam, bởi vì QS là bảng xếp hạng đại học danh tiếng, tập hợp ý kiến của hơn 70.000 chuyên gia giáo dục đại học và là cuộc khảo sát học thuật lớn nhất thế giới về quy mô và phạm vi.

Gần đây, có thêm nhiều trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng thuộc “top” cao của các tổ chức xếp hạng đại học có uy tín. Điều này chứng minh, giáo dục đại học Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, ngày càng bắt kịp với trình độ của các quốc gia tiên tiến.

Chỉ có tranh tài trong cuộc đua quốc tế mới biết mình là ai, chỉ ngồi nhà vuốt ve thành tích sau lũy tre làng thì không tiến bộ được.

Và khi nói đến hội nhập quốc tế, thì lĩnh vực đầu tiên phải hội nhập chính là giáo dục đại học. Học thuật là thước đo về đẳng cấp quốc tế của một quốc gia.

Nói đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ 4.0 thì không tách rời khỏi đào tạo đại học. Cách mạng khoa học sao được khi trình độ đại học của chúng ta so với thế giới chỉ là... “cấp 3 rưỡi” (cấp THPT nối dài)! Hội nhập quốc tế thì phải nói chung “ngôn ngữ” của các nước có đẳng cấp công nghệ cao, nếu chúng ta không có khả năng “đọc hiểu” và “giao tiếp” được với thế giới về công nghệ thì Việt Nam mãi mãi chỉ là cái chợ cho thiên hạ bán hàng, khu công nghiệp của Việt Nam chỉ là công xưởng gia công.

Khi Việt Nam có nhiều trường đại học đẳng cấp thế giới, thì sẽ hạn chế sinh viên Việt Nam du học. Đến bây giờ, người Việt Nam phải bỏ tiền sang Thái Lan, Malaysia, Singapore để học đại học thì đúng là rất đau. Cho nên phải thay đổi, từng trường thay đổi, ai có sức hãy bay nhanh, bay xa, không thể kéo nhau tụt hậu.

Phải nghĩ khác để hành động khác, đó là sinh viên Việt Nam không phải sang các nước ngang tầm mình để du học, mà Việt Nam là địa chỉ cho nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn để học đại học.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Không phải thi hoặc chỉ chép bài

Việt Dũng |

Trong 193 cá nhân được Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh cử nhân, không phải qua đào tạo, tuyển sinh hoặc chỉ cần chép lại đáp án...

Tự chủ để nâng tầm Đại học Huế

Hữu Phúc |

Đó là một trong những vấn đề được PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi đánh giá tình hình tuyển sinh năm nay và xu hướng, giải pháp tuyển sinh trong bối cảnh tự chủ đại học (ĐH) những năm tới.

Điểm chuẩn đại học 2020 tăng vọt vì lý do gì?

Thanh Mai |

Một số ý kiến cho rằng điểm chuẩn đại học năm nay tăng vọt xuất phát từ nguyên nhân dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đề thi giảm về độ khó.

Hàng nghìn sinh viên Lào tốt nghiệp đại học Việt Nam theo diện học bổng

Tổng hợp |

Mỗi năm, chính phủ Việt Nam cấp hàng trăm học bổng dài hạn cho sinh viên Lào.