Giá điện sinh hoạt của người dân cao hơn giá điện sản xuất của doanh nghiệp

An Ly |

Giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn giá điện sản xuất của các doanh nghiệp là một bất cập từ nhiều năm nay, nhưng chưa được xem xét, thay đổi.

Sáng 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết năm 2022, nền kinh tế trong nước phục hồi nhanh, là một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởng cao, kiểm soát được lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Liên quan tới vấn đề điện, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ đã khẩn trương nghiên cứu, xác định phương án điều chỉnh giá điện phù hợp, cùng với các giải pháp chính sách vĩ mô khác để hạn chế tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến lạm phát, chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Ảnh: EVN
Ảnh: EVN
Từ 4/5, giá điện đã tăng 3% sau 4 năm kìm giữ, lên mức giá bán lẻ bình quân là 1.920,37 đồng một kWh. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, việc tăng giá này của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.

Cơ quan này cũng chỉ ra điểm không hợp lý trong cơ cấu giá của Bộ Công Thương, là giá điện sinh hoạt vẫn bù chéo cho sản xuất, trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tức là giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã được nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng chưa được xem xét, thay đổi, theo Dân trí.

"Chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái", theo Ủy ban Kinh tế.

 
 
Cơ quan thẩm tra cũng đồng thời đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Theo số liệu giá thành sản xuất kinh doanh điện 2022 được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 3, giá sản xuất là 2.032,26 đồng một kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Tức là với mức giá bán lẻ bình quân ở thời điểm trước khi tăng giá là 1.864,44 đồng, EVN bán lỗ gần 168 đồng một kWh.

Bộ Công Thương cho biết chi phí đầu vào tăng cao cũng như những biến động về tỷ giá là những lý do chính cho quyết định tăng giá điện của EVN. Bộ này nhấn mạnh "việc điều chỉnh giá điện năm 2023 là cần thiết". Cũng theo Bộ Công Thương mức tăng 3% giá điện bán lẻ bình quân là con số thấp hơn nhiều so với kịch bản tăng giá được EVN xây dựng và trình xem xét trước đó, theo VTV.

Trước đó vào cuối tháng 3, theo báo của Bộ Công Thương, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Chi phí đầu vào tăng vọt, chủ yếu từ khâu phát điện tăng gần 21,5% so với 2021 do giá nhiên liệu (than, khí, dầu) leo thang, nên Tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi thu nhập tài chính khác, số lỗ của EVN năm ngoái hơn 26.200 tỷ đồng.

Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn, được thể chế hóa trong các chiến lược, cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này còn khó khăn khi điện tái tạo sản xuất không bán được, chưa thống nhất được về cơ chế giá; Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện VIII chậm ban hành.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá làm rõ thêm vấn đề, đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn và lưới điện, chủ động phương án nguồn cung than, khí phục vụ sản xuất và vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Kỷ niệm 50 năm phát triển Điện lực Quảng Trị và dấu ấn Đoàn Đ73

Tân Nguyên |

Ngày 6/5, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm phát triển Điện lực Quảng Trị và dấu ấn Đoàn Đ73.

Tháng 3 và tuổi trẻ Điện lực miền biên giới

Bội Nhiên |

Như sức xuân của tuổi trẻ, tháng 3 hàng năm đón nhận nhiều dấu ấn của thế hệ thanh niên đang công tác trong toàn Công ty Điện lực Quảng Trị nói chung và ở Điện lực Khe Sanh nói riêng. Bằng sức trẻ và nhiệt huyết của mình, tuổi trẻ Điện lực Khe Sanh đã và đang tiếp nối tinh thần xung kích, tình nguyện, năng động, sáng tạo của thanh niên với những biểu hiện sinh động trong các phong trào vì cuộc sống cộng đồng và xây đắp văn hóa doanh nghiệp.

Điện lực Vĩnh Linh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Nguyên Đồng |

Với mục tiêu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, một trong những giải pháp quan trọng được Điện lực Vĩnh Linh, Công ty Điện lực Quảng Trị tập trung thực hiện là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hiện nay đơn vị đang khẩn trương triển khai chuyển giao việc thu tiền điện từ dịch vụ bán lẻ điện năng sang tổ chức thu hộ bưu điện, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/9/2022.

Sự sụp đổ của một trong những đồng tiền điện tử lớn nhất

Tổng Hợp |

 

TerraUSD, còn gọi là UST, có giá trị thị trường gần 19 tỷ USD vào thời điểm đỉnh cao. Các cơ quan giám sát tài chính khắp thế giới nhiều lần cảnh báo về rủi ro ngày càng lớn của tiền điện tử và đã được trao thêm quyền lực mới để điều chỉnh ngành công nghiệp này.