Lan tiền tỷ, ảo ở đâu, thật chỗ nào?

Lê Mai Anh |

Thị trường lan đột biến nóng liên tục từ khoảng 2018 đến nay. Nhưng phải sang năm 2020, dịch COVID-19 như một tác nhân khiến “cơn sốt” thêm cao độ và kéo dài đã khiến thú chơi lan, mua bán lan nóng hơn. 

Thú chơi lan từ đâu?

Chơi lan chẳng khác gì chơi hoa hồng, chơi chim, cá cảnh. Nhưng có lẽ nhiều người nghiện lan hơn cái bởi lẽ “Vua chơi lan, quan chơi trà”. Thực tế thì ai cũng muốn làm vua cả. Do thị trường bùng nổ, lợi nhuận từ lan ngày càng cao, càng thu hút nhiều người đến với lan.

 

Số lượng hội nhóm liên quan đến lan cũng theo đó mà nhiều vô kể. Mọi người như gần nhau hơn, dù khoảng cách cả trăm thậm chí cả nghìn km! 

Hoạt động thiện nguyện của những người yêu lan cũng rất nhiều và thiết thực. Đâu đâu cũng thấy giàn lan, nói chuyện về lan. Nhiều doanh nghiệp lớn ngày lễ Tết còn chuyển sang dùng hoa lan để tặng đối tác. Tặng nhau lan là hành động xã giao có ý nghĩa trong xã hội hiện nay. Và rồi nhiều người thấy lan bây giờ giống như thời chơi cây bonsai, thời chó Nhật…

Thời ấy, đi đâu cũng thấy nói về cây cảnh, cá cảnh, rồi chó cảnh như là nói về lan vài năm vừa rồi vậy thôi. Lúc đó cũng có nhiều trường hợp phải bán nhà, vay mượn để “đầu tư” vào cây, hay mua chó… chỉ khác lúc ấy mạng xã hội chưa phổ biến như bây giờ nên có thể nó có phần trầm lắng hơn.

Lan tiền tỷ, thật hay ảo?

Câu chuyện về mua bán lan gần đây khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đầu tư lan tăng đột biến. Tôi chợt liên tưởng đến một người bạn. Anh là người rất yêu lan, đặc biệt là có lần tôi thấy anh có những lình xình liên quan đến việc lan không đúng như cam kết trên Facebook. Cùng với suy nghĩ lo lắng và có phần muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực mà có thể nói là mù tịt thông tin này, tôi trực tiếp đọc và tìm hiểu những gì mà anh chia sẻ. 

Thị trường lan đột biến nóng liên tục từ khoảng 2018 đến nay. Nhưng năm 2020 dịch COVID-19 như một tác nhân rất lớn khiến cơn sốt thêm cao độ và kéo dài. Nếu ai để ý một chút sẽ thấy khi dịch COVID-19 bùng nổ, nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội. Kinh tế xã hội đình trệ gần như hoàn toàn. Thế nhưng thị trường lan thì trái ngược hẳn. Các vụ giao dịch với số tiền lớn và cực lớn vẫn đều đặn diễn ra.

Số lượng người chưa một ngày yêu lan bỗng nhiên thấy lan đáng yêu quá tăng đột biến!

 

Rất nhiều người liều mạng vào lan đột biến, dù không có một chút kiến thức hay kinh nghiệm gì về lan! Có bao tiền họ dốc hết vào lan đột biến. Không có tiền thì đặt sổ đỏ, cầm cố nhà vay lãi ngày để “đầu tư” vào lan đột biến. Gọi là đầu tư cho oai chứ thực chất là bỏ ra số tiền lớn, rất lớn để mua các giò lan đột biến, rồi bán lại kiếm lời. Và đúng là có những trường hợp thắng lớn! 

Sức hấp dẫn của kim tiền ngày càng lớn nên số người chơi thuần túy ngày càng ít đi. Nhiều người giải phóng hết lan thường để vào lan đột biến. Và cũng kiếm vô số tiền từ đó.

Trở lại với các giao dịch tiền tỷ, chục tỷ đó là thật hay ảo? Vì sao số tiền giao dịch lớn đến thế?

Tiền giao dịch lớn có nhiều lý do. Thứ nhất là có những giống lan đột biến hiếm thực sự. Cái gì hiếm thì giá bị đẩy lên cao. Cao bao nhiêu là vừa, là đúng giá trị cây lan thì chịu! Nói nôm na là nếu bạn làm ra một sản phẩm mà có 10 người hỏi mua thì giá khác. Một nghìn người hỏi mua thì giá khác, tất yếu cao hơn. Và khi có cả chục nghìn người săn lùng thì muốn bán giá bao nhiêu chả được! Vừa bán vừa đuổi khách cũng còn được.

Có những khi năn nỉ mua được giò lan, còn mừng hơn là người bán! Đây cũng chính là yếu tố thứ hai khiến giá lan bị đẩy lên cao. Càng nhiều giao dịch khủng thì thị trường càng nóng, người mới vào lan càng nhiều. Có những đại gia bất động sản còn rút vốn lao vào lan, vì lợi nhuận cao hơn bất động sản rất nhiều, lại nhanh nữa. Có những “mẹo” tạo giao dịch với số tiền lớn rất đơn giản.

Ví dụ đặt mua 1 kieki lúa non Bảo Duy, Giá 250 triệu đồng (khách trả đủ tiền 250tr), sau 2 tháng kieki lớn ra rễ, tách trồng vào chậu! Khi đó, kieki được định giá theo thị trường là 1 tỷ đồng (ví dụ thế)! Thực chất giao dịch chuyển tiền chỉ là 250 triệu thôi, nhưng lễ bàn giao là phải có hình ảnh các cọc tiền chồng đủ 1 tỷ đồng! Cũng không có gì sai ở đây cả, vì có khi ngay sau lễ giao kieki, kieki được bán lại ngay cho nhà đầu tư khác với giá 1,1 tỷ! Lãi 850 triệu đồng! Dư tiền mua 1 con xe ô tô tương đối!

Đó, giao dịch như vậy nói ảo là ảo, nói thật là thật!

Có rất nhiều giao dịch là thật. Người mua thật, người bán thật. Tiền chất đống là thật. Tiền lãi mua được nhà, xe cũng thật luôn! Vậy còn chỗ nào ảo nữa không? Có chứ!

Về bản chất, rất hiếm có một người chơi lan nào bỏ ra cả tỷ đồng mua lan để chơi. Hầu hết là bán cho nhà vườn đầu tư. Cũng chỉ các nhà vườn mới dám mua và nhân giống ra để bán lại cho người khác. Chính chỗ này khiến nhiều người nói thì trường lan đột biến là Đa cấp! Nói vậy chỉ đúng 1 phần thôi! Có những người nhận định thị trường tốt, quyết đoán nhanh nên họ nương theo “Sóng” để vào giống bền vững, hoặc để lướt sóng kiếm chênh lệch nhanh. Kinh doanh là thế! 

Vậy thì câu hỏi đặt ra là nên “chơi” lan hay “ứng xử” với lan thế nào?

Người bạn của tôi vẫn giữ thói quen chơi lan kiểu cũ nhưng anh cũng vào một số giống đột biến dạng hàng quốc dân! Chơi theo kiểu Vui chơi có thưởng! Tức là mua giống quý, có kieki chia sẻ lại, có lãi chút lại dùng tiền đó mua giống mới để chơi cho phong phú! Mấu chốt là mua giống chuẩn hoa. “Chơi” kiểu này không kiếm được tiền tỷ, nhưng nhẹ đầu, chả lo lan sập bởi yêu lan là chính chứ không phải mục đích kinh doanh.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Nghệ sĩ muốn làm "giang hồ" trên mạng, còn giang hồ lại thích làm nghệ sĩ

Ngọc Dú |

Làn sóng diễn viên, ca sĩ đổ xô làm phim giang hồ đã kéo theo một hệ lụy không mong muốn xảy ra hiện nay, đó là chuyện các "đại ca" giang hồ lại chuyển sang đóng phim và được tung hô, ca ngợi. Nghịch lý này đang diễn ra ngày một đáng báo động trong showbiz.

Xin đừng kỳ thị!

Lâm Thanh |

Ngay thời điểm xuất hiện COVID-19 vào đầu năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tình trạng kỳ thị của cộng đồng với những người đến từ các khu vực bị ảnh hưởng dịch bệnh này. Ở Việt Nam, tình trạng kỳ thị bệnh nhân COVID-19 và người thân của họ xuất hiện nhiều hơn sau khi dịch bùng phát trở lại.

Giang hồ mạng

Lê Tâm |

Khi những nhân vật như Khá ''Bảnh'', Đường Nhuệ được cơ quan chức năng xử lý, các bậc phụ huynh mới ngớ người ra trước một dạng đời sống mới trên mạng xã hội gọi là “giang hồ mạng”.

Vì sao giá vàng tăng là một tín hiệu đáng lo ngại?

Việt Khôi |

Giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua có thể tạo cơ hội cho lạm phát gia tăng trở lại, tờ The New York Times nhận định.

Đừng thái quá thành ngăn sông cấm chợ

Đào Tuấn |

Mỗi gia đình, thôn, bản, làng, xóm là một pháo đài - Lời của Thủ tướng. Nhưng pháo đài ở đây là bất khả xâm phạm trong chống dịch chứ không phải là ngăn sông cấm chợ, là phong toả, không phải là sự thái quá trong thực hiện cách ly xã hội.