Xin đừng kỳ thị!

Lâm Thanh |

Ngay thời điểm xuất hiện COVID-19 vào đầu năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tình trạng kỳ thị của cộng đồng với những người đến từ các khu vực bị ảnh hưởng dịch bệnh này. Ở Việt Nam, tình trạng kỳ thị bệnh nhân COVID-19 và người thân của họ xuất hiện nhiều hơn sau khi dịch bùng phát trở lại.

Sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành tâm dịch, hàng chục ngàn người trở về các địa phương trong nỗi bất an, sợ hãi, khiến tâm trạng, cuộc sống của người dân xáo trộn. Cùng với việc phòng, chống dịch bệnh thì câu chuyện mà người dân quan tâm, theo dõi là lịch trình đi lại phức tạp của bệnh nhân COVID-19, chuyện cách ly, phong tỏa xen lẫn tâm trạng lo âu khi có thông tin về một ca nào đó vừa mới xét nghiệm cho kết quả dương tính…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với một đại dịch toàn cầu như COVID-19 thì tâm lý lo lắng, hoang mang là điều dễ hiểu. Nhưng thận trọng, kiên quyết phòng dịch không đồng nghĩa với việc làm tổn thương người khác. Những dòng tâm sự đẫm nước mắt của con trai một bệnh nhân COVID-19 ở phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội trong những ngày qua là một ví dụ. Theo chia sẻ của người con trai này, mẹ anh làm nghề bán hàng rong tại thành phố Đà Nẵng.

Trước khi có lệnh phong tỏa ở thành phố này vì dịch bệnh thì mẹ anh bắt xe về quê vào ngày 28/7/2020 và bà đã đến trạm y tế phường khai báo y tế nhưng chưa được hướng dẫn phòng, chống bệnh đúng cách. Phải đến một tuần sau, khi có thông báo của Bộ Y tế về người ngồi chung chuyến xe về quê với bà mắc COVID-19 thì bà mới được đưa đi lấy mẫu xét nghiệm và kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Áp lực của gia đình anh bắt đầu từ đây. Cùng với tâm lý hoảng sợ, lo lắng của người mẹ khi biết mình bị nhiễm COVID-19 khiến bệnh thêm nặng, cả gia đình hoang mang ở trong khu cách ly tập trung cộng với những câu chuyện do cộng đồng thêu dệt, áp đặt đủ điều lên gia đình như thể mẹ anh là “tội đồ”, khiến vợ chồng anh suy sụp. Người này đã viết rằng: “Có ai từng mắc COVID-19 hay F1, F2 chưa? Nếu chưa hãy thử đặt bản thân vào vị trí đó một lần… Chưa bao giờ thấy áp lực như lúc này. Cứ kiểu này gia đình tôi chưa chết vì bệnh mà chết vì áp lực…”.

Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp thì những người nhiễm, có nguy cơ nhiễm đang bị cách ly vì liên quan đến COVID-19 đều ít, nhiều chịu sự kỳ thị. Ví dụ như trường hợp của anh B.Đ.K. ở thị trấn Gio Linh, sau khi biết khoảng thời gian mình ở tầng 6, dãy nhà G, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị chăm sóc vợ bị ốm đúng vào thời điểm một số người ở đây nhiễm COVID-19, nên vợ chồng anh chủ động cách ly tại nhà, đồng thời anh K. cũng chia sẻ lên facebook cá nhân thông tin cho những ai đã từng tiếp xúc với anh trong khoảng thời gian từ ngày 31/7-9/8/2020 thì chủ động khai báo y tế và theo dõi sức khỏe, góp phần phòng, chống COVID-19. Tuy nhiên, thành ý của anh K. đã bị một số người nghi kỵ, đồn đoán cho rằng vợ chồng anh đã bị nhiễm COVID-19, tạo nên tâm lý hoang mang, lo sợ và phân biệt đối xử đối với gia đình anh, mà không thấy được rằng, hành động của anh K. rất văn minh, tích cực góp phần kiểm soát dịch bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng.

Thực ra, sự kỳ thị về một vấn đề, con người nào đó vẫn thường xuất hiện trong cuộc sống chứ không chỉ trong thời điểm COVID-19 bùng phát. Có một thời gian dài, những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS cũng phải sống trong cảnh giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS vì sợ bị kỳ thị, xa lánh.

Năm 2019, câu chuyện về hành trình người mẹ đấu tranh đòi quyền lợi đến trường học cho con trong một buổi truyền thông về phòng, chống AIDS của bà Kristan Schoultz, Giám đốc quốc gia Chương trình phối hợp Liên Hợp Quốc về HIV và AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam khiến nhiều người trăn trở.

Theo đó, một người phụ nữ sau khi biết mình và con trai bị nhiễm HIV, lo sợ con trai của mình sẽ bị xóm làng kỳ thị nên đã đưa con sang học mẫu giáo ở tận xã bên. Nhưng rồi một ngày, tình cờ cô giáo biết đứa trẻ này nhiễm HIV. Ngay lập tức, sau khi hỏi ý kiến lãnh đạo xã, cô giáo cho cháu nghỉ học. “Hãy hình dung mẹ con người phụ nữ bày đã đau khổ đến thế nào! Nhưng, câu chuyện này không phải là hy hữu ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới. Tận đáy lòng, tôi lo ngại cho sự bình an và hạnh phúc của những người nhiễm HIV, cũng như những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV...

Thực tế, cho dù đã trải qua hơn 20 năm phòng chống AIDS với rất nhiều nỗ lực, HIV vẫn còn là một trong những vấn đề y tế công cộng nhức nhối nhất tại Việt Nam. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn liên quan đến thái độ của xã hội đối với người nhiễm HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử đang tiếp tục cản trở khiến những nhóm dân dễ bị tổn thương không được hưởng các quyền cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, đồng thời cản trở bước tiến của những hoạt động phòng chống HIV”, bà Kristan Schoultz chia sẻ.

Từ những vấn đề kỳ thị mang tính chất vĩ mô như chủng tộc, giới tính, quốc tịch, tôn giáo… đến những kỳ thị xảy ra trong cuộc sống đời thường đối với người đồng tính, người chuyển giới, người khuyết tật, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng… đã đẩy không ít con người vào ngõ cụt, khiến họ gặp trở ngại trong cuộc sống. Từ sự kỳ thị này sẽ kéo theo tâm lý không hợp tác, có phản ứng bất lợi, bi quan hay hận thù từ phía người bị kỳ thị… tạo ra những hố sâu chia rẽ, khiến cho cộng đồng suy yếu.

Lo lắng và thận trọng là phản ứng tâm lý tất yếu của con người trước một sự việc không bình thường. Tuy nhiên, đừng vì thiếu nhận thức về dịch bệnh hay một sự việc nào đó mà phản ứng thái quá. Hãy mở lòng với bản thân, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có cái nhìn hài hòa và nhân văn hơn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Giang hồ mạng

Lê Tâm |

Khi những nhân vật như Khá ''Bảnh'', Đường Nhuệ được cơ quan chức năng xử lý, các bậc phụ huynh mới ngớ người ra trước một dạng đời sống mới trên mạng xã hội gọi là “giang hồ mạng”.

Điện một giá: Chỉ có lợi cho người giàu?

PV |

Giá bán lẻ điện một giá chỉ có lợi đối với khách hàng sử dụng từ 700-900 KWh/tháng trở lên, người dùng ít điện sẽ chịu thiệt.

37 tuổi nặng 30 kilogram

Lâm Chí Công |

Trong số những ca tử vong trong đợt dịch COVID-19 ở ta gần đây có không ít người tuổi còn trẻ (dưới 35 và dưới 55). Tất cả họ đều có bệnh nền đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp... Đặc biệt, từ ca nhiễm COVID-19 là nam, sau khi nhiễm COVID-19 đã tử vong do bệnh nền đái tháo đường, suy thận... ở tuổi 37 với tổng cân nặng 30kg, cho thấy rất nhiều vấn đề báo động về thể trạng và sức khỏe của người Việt nói chung.

Giãn cách và cách ly

Thụy Bất Nhi |

Dư luận Đà Nẵng hai hôm nay lại sôi nổi chuyện giãn cách, khi cộng đồng mạng xã hội chia sẻ đề xuất từ sở Công Thương Đà Nẵng về điều tiết người dân đi chợ thưa lượt lại, nhằm hạn chế tiếp xúc gần, gây nguy hiểm trong mùa dịch bệnh. Theo đó, Đà Nẵng thể hiện tinh thần cần tăng cường hơn nữa hiệu quả giãn cách xã hội, trước những diễn biến phức tạp hơn của tình hình và từ số bệnh nhân tử vong liên quan COVID-19 tăng thêm.