Một cái chết chúng ta đều dự phần

Trần Vương Thuấn |

Người chồng, người cha van lạy dòng nước lũ xoáy cuồng trả lại vợ, lại con cho mình...

Người vợ trở dạ giữa vùng lũ, thuê thuyền đến bệnh viện, thuyền đi ít lâu thì lật úp. Người chồng gào thét, van xin nước trả lại vợ con. Nước cứ một dòng mà đi, nước biết gì đâu, người mẹ và đứa con chưa kịp chào đời được tìm thấy sau đó, cách nơi thuyền lật 100m. Họ đã theo nước đi về tới vô cùng.
 
  Người chồng khóc than khi vợ mình đi đẻ bị nước lũ cuốn trôi ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Huế buồn từ câu hát về sông Hương "trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, à ơi, khiến đau thương thấm tràn lấp Thuận An, để lan biển khơi..."

Nhưng đâu phải chỉ chuyện trời, người lo chuyện người. Có bộ đồ gỗ khủng kỳ công nào được hợp thức hóa từ gỗ phá rừng đầu nguồn góp tay vào chuyến đi định mệnh của sản phụ ấy không? Có sự phát triển nóng, hợp tác lạnh, có lòng tham nhân danh cái đói, miếng ăn nào để phá sơn lâm, đâm hà bá, để đào tróc núi, lấp cửa sông, ngăn dòng chảy, tàn hại đến mọi giống loài côn trùng cây cỏ... đã đưa bàn tay đen mà bịt chặt tiếng trẻ khóc chào đời này không?

Lại thêm cái chết mà tôi và bạn có dự phần. Mong những đứa trẻ hôm nay, lớn lên sẽ biết, sự thành công không phải là tuyệt diệt mọi thứ để sinh ra lợi nhuận cho riêng mình; Mỗi việc mình làm, mỗi thứ mình dùng đều chứa muôn vạn người khác bên trong, có khi chứa cả sinh mạng của những hài nhi chưa kịp khóc.

TAGS

Thi 9 - 10 điểm/môn vẫn trượt, không trầm cảm cũng sốc

Lê Thanh Phong |

Thi đạt điểm 8 - 9/môn vẫn trượt đại học, với những ngành có điểm chuẩn cao từ 28 - 30, nhiều thí sinh đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học nguyện vọng 1. Học giỏi đến vậy vẫn thi trượt, không trầm cảm cũng sốc.

Hiếu thuận

Hoàng Anh Tú |

Nhiều bậc cha mẹ hẳn sẽ phản đối tôi rằng hiếu thuận là từ giáo dục của gia đình. Mình cứ thương con thì con ắt sẽ thương mình.

Đừng “đánh trống bỏ dùi”

Huy Nam |

Thời gian qua, nhiều phong trào được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và người dân, qua đó tạo bước chuyển biến tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, vẫn có phong trào sau bước khởi đầu sôi nổi, mang lại hiệu quả cao chưa được bao lâu đã có biểu hiện “đánh trống bỏ dùi”, thực hiện không đến nơi đến chốn.

Sử dụng điện thoại trong lớp: Coi chừng học ít chơi nhiều

Lê Thanh Phong |

Người lớn ngồi trong phòng họp còn nghịch điện thoại, rất mất tập trung, huống chi các em học sinh. Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là việc cần cân nhắc.