Một số quy định liên quan đến án treo

Thành Nam |

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến thắc mắc liên quan đến án treo như: người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo hay không; điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo hay các trường hợp không cho hưởng án treo... Trên đây là một số quy định về những nội dung trên.

Theo Điều 1, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết 02) thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Đối với ý kiến về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo, tại khoản 4, Điều 8, Nghị quyết 02 quy định như sau: trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 điều này thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

Trong đó, lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

Công an Quảng Trị tuyên truyền pháp luật tại các trường học -Ảnh: T.N
Công an Quảng Trị tuyên truyền pháp luật tại các trường học -Ảnh: T.N
Còn mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Đối với ý kiến trường hợp không cho hưởng án treo, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65, Bộ luật Hình sự về án treo, trong đó sửa đổi các trường hợp không cho hưởng án treo.

Theo đó, người phạm tội không được xem xét cho hưởng án treo được quy định trong các trường hợp sau đây: người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội (trừ một trong các trường hợp: người phạm tội là người dưới 18 tuổi; người phạm tội bị xét xử và kết án về 2 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể).

Người phạm tội 2 lần trở lên (trừ một trong các trường hợp: người phạm tội là người dưới 18 tuổi; các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng; các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể; các lần phạm tội do người phạm tội tự thú). Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cũng có quy định đối với người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện. Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá 3 năm. Thứ hai, người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Đối với người bị kết án mà khi định tội có sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo. Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Thứ ba, có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 2 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Thứ tư, có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Thứ năm, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cuối cùng, khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo, Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Điều tra vụ mất 15 tỷ đồng sau cuộc gọi video với 'Cục trưởng' Bộ Công an

An Ly |

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP.HCM đang điều tra vụ việc ông L. (sinh năm 1952, ngụ TP.HCM) trình báo bị mất gần 15 tỷ đồng sau khi nghe cuộc gọi video của người xưng là "Cục trưởng" Bộ Công an.

Trung tá Phạm Thị Hồng Thái - Nữ trưởng công an phường năng lực

Khánh Hà |

75 năm CAND học tập 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND, Trung tá Phạm Thị Hồng Thái - Trưởng Công an phường Đông Giang, TP. Đông Hà là 1 trong 56 cá nhân tiêu biểu được đề nghị tuyên dương tại lễ kỷ niệm của Công an Quảng Trị vào tháng 5 tới. Đặc biệt, chị là cá nhân tiêu biểu duy nhất của Công an Quảng Trị được đề nghị Bộ Công an tặng bằng khen.

Kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ, dự án treo

Thanh Trúc |

Trên cơ sở kết quả rà soát tình hình thực hiện các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế của các sở, ngành, địa phương, ngày 24/10/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng chỉ đạo cụ thể đối với từng nhóm dự án để xử lý dứt điểm các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện nhằm khắc phục tình trạng “dự án treo”.

Cần khẩn trương khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”

Lê Trường |

Để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH), nhất là lĩnh vực du lịch, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để các dự án đầu tư được triển khai thuận lợi. Tuy nhiên, không ít dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch được chấp thuận chủ trương đầu tư, cho thuê đất và có thu tiền sử dụng đất chậm tiến độ, gây bức xúc trong Nhân dân. Trước tình trạng này, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”.