Nhiều ý kiến trái chiều về việc nam công chức mặc áo dài đến công sở

Thanh Mai |

Trước phản ứng của dư luận về việc nam công chức mặc áo dài ngũ thân đi làm, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Thừa Thiên - Huế tỏ ra khá bất ngờ. Ông cho rằng, điều này chứng tỏ cộng đồng rất quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống.

Ông Hải nói: “Bên cạnh sự ủng hộ thì cũng có những ý kiến trái chiều, tất cả đều đáng trân trọng. Việc này giúp chúng tôi thêm tin tưởng vào việc tái hiện lại phần nào những giá trị văn hóa truyền thống".

Ông Hải nhấn mạnh đây là một hoạt động nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và góp phần khẳng định thương hiệu "Huế - Kinh đô áo dài" của Việt Nam.

 

Nhà nghiên cứu Văn hóa Huế - ông Nguyễn Xuân Hoa - nói đây là việc làm đáng khuyến khích của Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế. "Tại sao nhiều quốc gia như Ấn Độ, Indonesia... đàn ông mang áo truyền thống mà Việt Nam thì không?", ông Nguyễn Xuân Hoa đặt câu hỏi. 

Một số cán bộ Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế cũng tự nguyện thực hiện việc mặc áo dài ngũ thân đến cơ quan và cảm thấy việc này không có gì bất tiện.

Trước đó, từ ngày 7/9, Sở VH&TT Thừa Thiên - Huế khuyến khích nam công chức của cơ quan này mặc áo dài ngũ thân đi làm ngày đầu tuần mỗi tháng. Hình ảnh này đã gây ra nhiều tranh cãi, có người cho rằng việc mặc áo dài đi làm là không phù hợp, bất tiện, mang tính hình thức... nhưng cũng có ý kiến ủng hộ coi đây là một nét đẹp tôn vinh truyền thống văn hóa Việt.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Cán bộ mặc áo dài ngũ thân đi làm có gì là sai?

Lê Thanh Phong |

Cán bộ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế mặc áo dài truyền thống đi làm là quá hay, đặc biệt khi có sáng kiến đàn ông mặc áo dài ngũ thân, đội khăn đóng đến công sở.

Béo phì làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19

Bắc Hiệp |

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chứng bệnh béo phì làm tăng gần 50% nguy cơ tử vong do COVID-19 và khiến vaccine trở nên kém hiệu quả.

Lan tiền tỷ, ảo ở đâu, thật chỗ nào?

Lê Mai Anh |

Thị trường lan đột biến nóng liên tục từ khoảng 2018 đến nay. Nhưng phải sang năm 2020, dịch COVID-19 như một tác nhân khiến “cơn sốt” thêm cao độ và kéo dài đã khiến thú chơi lan, mua bán lan nóng hơn. 

Nghệ sĩ muốn làm "giang hồ" trên mạng, còn giang hồ lại thích làm nghệ sĩ

Ngọc Dú |

Làn sóng diễn viên, ca sĩ đổ xô làm phim giang hồ đã kéo theo một hệ lụy không mong muốn xảy ra hiện nay, đó là chuyện các "đại ca" giang hồ lại chuyển sang đóng phim và được tung hô, ca ngợi. Nghịch lý này đang diễn ra ngày một đáng báo động trong showbiz.