Những trường hợp được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí

HL |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó có quy định các trường hợp được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí.

Quy định về tài khoản bảo hiểm hưu trí:

Tài khoản bảo hiểm hưu trí là tập hợp các khoản phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu, được doanh nghiệp bảo hiểm mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu của tài khoản bảo hiểm hưu trí tại hợp đồng bảo hiểm. Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm công bố lãi suất đầu tư và giá trị tài khoản tích luỹ đến thời điểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp cho từng tài khoản bảo hiểm hưu trí phần thâm hụt so với lãi suất đã cam kết. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc tích lũy các quyền lợi bảo hiểm vào giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí, phần quyền lợi này vẫn được tính lãi tích lũy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

 
 

Người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Những trường hợp được yêu cầu rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí:

Theo quy định tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí nếu thuộc một trong các trường hợp: người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành; người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật; người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài; người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.

Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp tăng theo lương cơ sở

Hồng Chiều |

Từ 1/7, lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, căn cứ tính đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tăng theo.

Ra quân tuyên truyền hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7

Thanh Trúc |

Ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Chủ đề truyền thông hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam 1/7 năm nay là “Hãy tham gia BHYT để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật”.

Hợp đồng bảo hiểm không phải là cái bẫy

PV |

Mẹ tôi – người có một cuộc đời dài rộng mà tôi cũng phải ngưỡng mộ về trải nghiệm – đã mua bảo hiểm từ rất sớm. Cụ thể là hơn 20 năm trước rồi, khi mà khắp nơi trẻ con hào hứng nhại theo TV: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

Sẽ có quy định mới về bảo hiểm nhân thọ

An Ly |

Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đã kiểm tra và xử lý nghiêm những ngân hàng và những công ty bảo hiểm vi phạm. Bộ cũng đang tham mưu xây dựng nghị định và xây dựng thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.