Sớm có phương án xử lý các cơ sở nhà, đất công không sử dụng

Mai Lâm |

Trước thực trạng một số cơ sở nhà, đất công ở những vị trí đắc địa, trung tâm tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Trị không sử dụng, bỏ hoang nhiều năm khiến người dân đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà, đất công của cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh.

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biết đầu năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 253/KH-UBND về việc triển khai sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh phải trình UBND tỉnh trước ngày 30/11/2020. Từ năm 2021 trở đi, rà soát, điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất; kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất.

Theo thống kê của Sở Tài chính, toàn tỉnh có khoảng 2.300 cơ sở nhà, đất công cần sắp xếp, xử lý. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án xử lý 1.867 cơ sở nhà, đất thuộc quản lý của các huyện, thị xã, thành phố (trong đó, giữ lại tiếp tục sử dụng 1.682 cơ sở nhà, đất; điều chuyển 179 cơ sở nhà, đất; thu hồi 5 cơ sở nhà, đất, tạm giữ lại tiếp tục sử dụng 1 cơ sở nhà, đất). Tổng diện tích đất được phê duyệt khoảng 5.504.000 m2 , diện tích sàn sử dụng nhà khoảng 4.640.000 m2 .

 
Riêng đối với 63 các cơ sở nhà, đất thuộc quản lý của các huyện, thị xã, thành phố đề xuất xử lý theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang được UBND tỉnh xem xét, quyết định theo phương án riêng. Dự kiến thực hiện theo lộ trình từ năm 2023 đến năm 2026. Bên cạnh đó, còn có khoảng 370 cơ sở nhà, đất thuộc cấp tỉnh quản lý, đến nay chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý.

Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả như: hiện trạng sử dụng nhà, đất đã được các đơn vị kê khai, báo cáo; cơ bản nắm được tổng thể nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nhà, đất hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích. Nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được quản lý, sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới một số trụ sở của các cơ quan, địa phương theo hướng hiện đại hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất công trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đạt tiến độ so với lộ trình Kế hoạch 253/KH-UBND đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp còn chậm báo cáo kê khai các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng theo quy định.

Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chú trọng hoặc chưa có sự chỉ đạo quyết liệt việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất. Cán bộ thực hiện công tác quản lý tài sản công thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc tương đối nhiều về kiểm tra hiện trạng, lập phương án xử lý các cơ sở nhà, đất (đặc biệt là địa phương có địa bàn rộng; số lượng cơ sở nhà, đất nhiều).

Thực trạng quản lý, sử dụng nhà, đất tại một số cơ quan, đơn vị còn phức tạp và khó xử lý. Nhiều cơ sở nhà, đất tính pháp lý không đầy đủ về quyền sử dụng đất, tài sản trên đất (quyết định giao đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... chưa có hoặc chưa thực hiện lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện tiếp nhận trụ sở từ điều chuyển, chuyển giao); một số cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm hoặc bố trí sử dụng không phù hợp với mục đích được giao, bỏ trống chưa có phương án sử dụng do dôi dư... cần có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành, cơ quan xử lý.

Tại kỳ họp 14, HĐND tỉnh khóa VIII được tổ chức vào tháng 12/2022, Sở Tài chính có báo cáo giải trình về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong đó, có đề nghị tỉnh xem xét, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cơ sở nhà, đất đề xuất bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố để có cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo.

Việc phê duyệt phương án xử lý các cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh là căn cứ để thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh nhưng đang hoặc chưa thực hiện đúng phương án phê duyệt.

Đồng thời, là cơ sở quan trọng để tham mưu cơ quan/ người có thẩm quyền quyết định xử lý đối với từng cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước (điều chuyển, thu hồi, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…) theo phân cấp của HĐND tỉnh.

Với thực trạng một số tài sản nhà, đất công không sử dụng rơi vào tình trạng bỏ hoang nhiều năm gây nhếch nhác, lãng phí như hiện nay, đề xuất trên của Sở Tài chính cần được cấp thẩm quyền của tỉnh xem xét giải quyết sớm để đảm bảo tài sản của Nhà nước được xử lý công khai, minh bạch, tránh thất thoát, đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa sai phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công, tạo đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thành lập cơ quan định giá độc lập để chống thao túng, đầu cơ đất

Hùng Võ |

Theo giới chuyên gia, để đưa bảng giá đất sát với giá thị trường, luật cần cho phép thành lập cơ quan định giá độc lập để hỗ trợ xây dựng bảng giá đất, điều chỉnh khi có biến động.

Định hướng sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

T.L |

Quốc hội thông qua Nghị quyết 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có nội dung định hướng sử dụng đất quốc gia:

Cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Võ Thái Hòa |

Việc đấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các dự án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai trong giai đoạn từ năm 2015 - 2021.

Tạo quỹ đất sạch trên địa bàn thành phố Đông Hà

Tân Nguyên |

Với mục tiêu thu hút đầu tư, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tỉnh Quảng Trị đang triển khai hàng loạt giải pháp về cải cách hành chính, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là tạo quỹ đất sạch để thu hút nhà đầu tư.