Nuôi vịt thịt trên sàn an toàn sinh học cho lợi nhuận gấp 1,5 lần so với nuôi truyền thống

Lê An |

Hôm nay 9/6, theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đơn vị vừa thực hiện thành công mô hình nuôi vịt thịt giống mới trên sàn an toàn sinh học hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm với hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 1,5 lần so với phương thức nuôi truyền thống.

 
Mô hình nuôi vịt thịt giống mới trên sàn an toàn sinh học hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Triệu Cơ, huyện Triệu Phong - Ảnh: L.A 
      

Mô hình được thực hiện tại 3 điểm gồm: xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng), xã Triệu Cơ (huyện Triệu Phong) và xã Gio Hải (huyện Gio Linh). Sử dụng giống vịt mới Grimaud với số lượng 1.000 con/điểm.

Đây là giống vịt chuyên thịt được lai tạo và phát triển bởi tập đoàn Grimaud (Pháp), được đánh giá là giống vịt có tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, năng suất và tỉ lệ thịt cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam nên phù hợp với chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

Đặc biệt, thay vì nuôi theo phương thức truyền thống như nuôi kết hợp ao hồ, nuôi thả đồng, mô hình được thực hiện theo hình thức nuôi nhốt trên sàn cao hơn so với nền chuồng khoảng 40 – 50 cm, sàn chuồng được làm bằng vật liệu có khe hở từ 1 – 1,5 cm để phân vịt rơi xuống nền chuồng; nền chuồng có độ nghiêng để dễ dọn rửa.

Kết quả, sau 1,5 tháng nuôi, vịt đạt trọng lượng bình quân trên 3,2 kg/con, tỉ lệ sống 95,7%. Với giá bán 42.000 đồng/kg, trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận khoảng 18,7 triệu đồng/điểm, cao gấp 1,5 lần so với phương thức nuôi truyền thống.

Theo đánh giá, ngoài lợi nhuận cao hơn, việc sử dụng giống vịt chuyên thịt Grimaud sẽ giúp người chăn nuôi rút ngắn được thời gian nuôi, từ đó giúp xoay vòng lứa nuôi được nhanh hơn, có thể nuôi từ 4 – 5 lứa/năm.

Việc áp dụng phương pháp nuôi vịt trên sàn an toàn sinh học giúp giảm đáng kể lượng chất thải ra môi trường do phân và nước thải được thu gom tập trung, hạn chế ô nhiễm đất, nước và không khí so với các mô hình nuôi kết hợp ao hồ.

Mặt khác khi nuôi trên sàn, vịt được cách ly với môi trường xung quanh sẽ hạn chế bị nhiễm mầm bệnh hơn vịt nuôi tận dụng nước ao hồ hoặc thả đồng ruộng, từ đó sẽ giảm được chi phí cho thuốc thú y, đặc biệt phòng tránh được những dịch bệnh nguy hiểm

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Triển vọng từ mô hình kinh tế tổng hợp của một thanh niên Vân Kiều

Ngọc Trang |

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, những năm trở lại đây, anh Hồ Văn Păn, người dân tộc Vân Kiều ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa quyết định chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng mô hình kinh tế tổng hợp. Nhờ biết cách khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng ở địa phương, mô hình của anh bước đầu mang lại nguồn thu nhập khá, tạo động lực để anh tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế bền vững.

Kỳ vọng mô hình trồng cây gai xanh AP1

Lê An |

Sau 5 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, mô hình trồng cây gai xanh AP1 do Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị phối hợp với Tập đoàn An Phước - Viramie thực hiện đã cho những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Mô hình hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt ở vùng Cùa gặp khó khăn

Lê Trường |

Với ưu thế dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có nên mô hình dê nhốt được nhiều hộ gia đình ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ lựa chọn phát triển. Đây là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc nhân rộng mô hình gặp khó khăn, người dân cần được sự hỗ trợ từ các cấp.

Hội nghị đầu bờ mô hình trồng thử nghiệm cây gai xanh

Lê An |

Sáng nay 29/5, tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng cây gai xanh.

Nhân rộng mô hình trồng dưa hấu ở Hướng Phùng

Ngọc Trang |

Thực hiện chủ trương đa cây, đa con trong phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa tích cực tìm tòi, nghiên cứu để xen canh thêm các loại cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Trong đó, dưa hấu được người dân nơi đây lựa chọn đưa vào sản xuất. Đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, mang lại nguồn thu nhập khá và hiện đang nhân rộng trên địa bàn xã.