Cẩn trọng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ giao dịch tiền mặt

Lan Nhi |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các hoạt động trao đổi, mua bán ở chợ dân sinh TP. Hà Nội vẫn chủ yếu thông qua giao dịch tiền mặt, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.

Người biết, kẻ thờ ơ

Ghi nhận của PV Lao Động ngày 9.5 cho thấy, tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP. Hà Nội như Chợ Nghĩa Tân, chợ Cốm Vòng, chợ Dịch Vọng… nhiều người dân đã chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Đa số người dân đến đây mua bán, trao đổi đều giao dịch bằng tiền mặt.

Người dân đeo khẩu trang đầy đủ tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi
Người dân đeo khẩu trang đầy đủ tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi


Để tuyên truyền, nhắc nhở người dân chủ động phòng chống dịch COVID-19, Ban Quản lý chợ dân sinh đã đặt các biển báo, tấm pano ở cổng ra vào. Yêu cầu bất kỳ người dân nào đến mua bán tại chợ đều phải tuân thủ theo quy định.

Các biển báo, tấm pano tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 được đặt ở các cổng chợ dân sinh TP. Hà Nội. Ảnh: Lan Nhi
Các biển báo, tấm pano tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 được đặt ở các cổng chợ dân sinh TP. Hà Nội. Ảnh: Lan Nhi


Tiểu thương Nguyễn Thị Thúy (buôn bán ở chợ Nghĩa Tân) chia sẻ: "Từ ngày TP. Hà Nội có các ca nhiễm COVID-19, phía Ban quản lý chợ đã thường xuyên nhắc nhở trên loa phát thanh, yêu cầu chúng tôi phải đeo khẩu trang đầy đủ.

Ban quản lý các chợ thường xuyên nhắc nhở trên loa phát thanh, yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang. Ảnh: Lan Nhi
Ban quản lý các chợ thường xuyên nhắc nhở trên loa phát thanh, yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang. Ảnh: Lan Nhi


Phần lớn các hộ dân kinh doanh tại các chợ Nghĩa Tân đều nghiêm túc chấp hành đeo khẩu trang 24/24, sử dụng nước rửa tay sát khuẩn sau khi mua bán, giao dịch".

Hoạt động trao đổi, mua bán ở chợ dân sinh TP. Hà Nội vẫn chủ yếu thông qua giao dịch bằng tiền mặt . Ảnh: Lan Nhi
Hoạt động trao đổi, mua bán ở chợ dân sinh TP. Hà Nội vẫn chủ yếu thông qua giao dịch bằng tiền mặt . Ảnh: Lan Nhi


Vì công việc thường xuyên phải tiếp xúc, trao đổi với khách hàng bằng tiền mặt nên bà Thúy cũng khá lo lắng. Để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho bản thân, mỗi lần kết thúc phiên chợ, bà Thúy đều rửa tay bằng các dung dịch sát khuẩn trước khi về nhà.

Tiểu thương Nguyễn Thị Thúy, buôn bán lâu năm tại chợ Nghĩa Tân (TP. Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi
Tiểu thương Nguyễn Thị Thúy, buôn bán lâu năm tại chợ Nghĩa Tân (TP. Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi


Được biết, mỗi ngày tại các chợ dân sinh TP. Hà Nội có hàng nghìn lượt người dân ra vào. Tuy nhiên, khi được hỏi về quy trình vệ sinh, sát khuẩn sau khi kết thúc phiên chợ, một số tiểu thương còn tỏ ra khá thờ ơ, chưa nắm rõ quy trình phòng chống dịch. Nhiều người cho rằng chỉ cần đeo khẩu trang là đủ.

Việc giao dịch, mua bán bằng tiền mặt tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Lan Nhi
Việc giao dịch, mua bán bằng tiền mặt tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Lan Nhi


Phòng dịch bằng cách giảm tiêu dùng tiền mặt

Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, nhiều tổ chức y tế như Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo người dân về nguy cơ lây nhiễm virus từ giao dịch tiền mặt. Trong nội dung, các tổ chức này đã định hướng người dân nên chuyển sang dạng thức thanh toán phi tiền mặt, dùng ví điện tử khi thực hiện mua bán, trao đổi.

Chị Nguyễn Hồng Anh (ngoài cùng, bên trái), thường để riêng số tiền mặt cần dùng ra ngoài mỗi khi đi chợ. Ảnh: Lan Nhi
Chị Nguyễn Hồng Anh (ngoài cùng, bên trái), thường để riêng số tiền mặt cần dùng ra ngoài mỗi khi đi chợ. Ảnh: Lan Nhi

Chị Nguyễn Hồng Anh (sinh năm 1990, Duy Tân, Hà Nội) cho biết: "Mỗi khi đi chợ, tôi thường để riêng số tiền cần dùng ra ngoài. Còn khi mua hàng tại siêu thị, tôi đều dùng ví điện tử để thanh toán".

Cũng nói về vấn đề này, anh Nguyễn Thành Nam (SN 1983, quận Cầu Giấy) tâm sự: "Do nhà có con nhỏ nên mỗi khi ra chợ, vào siêu thị, hay đến nơi đông người, tôi đều rất cẩn thận.

Thanh toán bằng ví điện tử đang trở thành thói quen của nhiều người dân trong dịch COVID-19. Ảnh: Lan Nhi
Thanh toán bằng ví điện tử đang trở thành thói quen của nhiều người dân trong dịch COVID-19. Ảnh: Lan Nhi

Bình thường tôi vẫn hay thanh toán bằng ví điện tử để đảm bảo an toàn. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Nhất là những gia đình nào đông nhân khẩu, có con nhỏ như gia đình tôi thì lại càng phải cẩn thận hơn".

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Tập trung hỗ trợ, chăm lo cho người lao động

P.V |

Theo số liệu thống kê, đến nay tổng số công nhân, viên chức, lao động (CNVC,LĐ) toàn tỉnh Quảng Trị có trên 56.600 người; tổng số đoàn viên công đoàn trên 40.400 người. 

Lao động Lào làm việc bất hợp pháp ở Thái Lan được tạo điều kiện về nước

Tổng hợp |

Cơ quan Công an quản lý xuất nhập cảnh của cả Lào và Thái Lan sẽ không cáo buộc lao động là công dân nước này làm việc bất hợp pháp ở Thái Lan khi có ý định về lại Lào bằng đường chính ngạch.

Gần 600 lao động ngành điện được khám tầm soát ung thư

Mỹ Lộc |

"Sức khỏe của người lao động là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất làm việc, chất lượng công việc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp"

Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

Thiên Nhân |

Hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2021, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Trị đang tập trung triển khai nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về người lao động.