Đà Nẵng yêu cầu xử lý 2 cao ốc dát vàng gây chói mắt

PV |

Ngày 12/5, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thống nhất về việc xử lý sai phạm hai tòa cao ốc ốp kính vàng trên địa bàn quận Hải Châu.

Liên quan đến 2 công trình cao ốc “dát vàng” ở trung tâm thành phố khiến dư luận bức xúc, cho rằng ánh sáng chói gây khó chịu mắt trong thời gian qua, lãnh đạo Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết, việc các chủ đầu tư tự ý lắp đặt kính màu thay thế kinh xanh không đúng theo phương án kiến trúc đã được UBND TP. Đà Nẵng chấp thuận là vi phạm quy định của Thông tư số 15 ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng và quy định về quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn TP. Đà Nẵng được ban hành kèm theo quyết định số 47 ngày 12/10/2012 của UBND TP Đà Nẵng, theo thông tin trên báo Tiền Phong.

Tòa cao ốc trên đường Như Nguyệt được “dát vàng” gây chói lóa.
Tòa cao ốc trên đường Như Nguyệt được “dát vàng” gây chói lóa.

Về phía đại diện của 2 công trình này khẳng định “không làm sai”. Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng vào ngày 11/5, cả hai đều không ký biên bản vì “không phục”.

Cụ thể, ngày 10/5, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, Chủ đầu tư (CĐT) một trong các công trình cao ốc lắp kính vàng phản quang gây chói mắt trên địa bàn thành phố vừa có giải trình với sở liên quan đến phản ánh của người dân và việc lắp kính vàng (phản quang của đơn vị).

Khi đó, đại diện Ban quản lý dự án Risemount Apartment Đà Nẵng cho biết, dự án Risemount Apartment Đà Nẵng nằm trên đường Như Nguyệt cho biết, sau khi nắm được nội dung phản ánh, ngày 16/3 chủ đầu tư đã gửi mẫu thí nghiệm đến Trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) để thí nghiệm các mẫu kính theo tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả sản phẩm kính có các thông số kỹ thuật hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành. 

Ngoài ra, Bộ tiêu chuẩn Việt Nam không quy định về giới hạn về độ phản quang ngoài VLR-out, nhưng ở một số nước láng giềng như Singapore, Hong Kong thì độ phản quang này không vượt quá 20%. Trong khi đó, bề mặt kính của dự án có độ phản quang ngoài là 19.52% không phải là kính có độ phản quang cao, được chấp nhận sử dụng lắp đặt bao che công trình, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.

Chủ đầu tư dự án này cũng cho hay, để giải quyết vấn đề, chủ đầu tư đã thực hiện lắp tấm ốp vàng đục lỗ, dán film kính giảm độ phản quang, làm lam che nắng và đề xuất Sở Xây dựng cho phép trồng cây xanh lề đường nhằm hạn chế tối đa tình trạng phản quang của kính đối với một số vị trí bị ảnh hưởng.

Tương tự, về trường hợp Tòa nhà SHB Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Rân - Đội trưởng Đội kiểm tra quy tắc đô thị Q. Hải Châu (Đà Nẵng) thông tin, tại cuộc họp vào ngày 11/5, đại diện Ban Quản lý tòa nhà Trung tâm thương mại và Văn phòng dịch vụ SHB Đà Nẵng (đường Nguyễn Văn Linh) do Ngân hàng SHB làm chủ đầu tư cũng “không phục” kết luận của Giám đốc Sở Xây dựng. Người này cũng cho rằng, trong hồ sơ phía SHB được cấp phép không quy định kính màu xanh hay vàng, họ lắp kính cũng dựa vào màu sắc chủ đạo truyền thống của doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Tuấn - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP Đà Nẵng khẳng định, phía SHB không chỉ làm sai phương án kiến trúc mà sai cả hồ sơ cấp phép.

Ông Tuấn lý luận, trong hồ sơ cấp phép, hạng mục kính ở mỗi tầng của tòa nhà SHB được chia làm 3 phần. Hai phần dưới giống nhau khi kính mặt ngoài là kính hộp low-e 3 lớp, 2 lớp ngoài là kính dày 6mm, giữa là lớp khí dày 16mm. Còn phần trên cùng là kính trắng. Ngoài ra, trong phương án kiến trúc đã được duyệt, phối cảnh màu sắc tòa nhà này cũng có màu xanh, không phải màu vàng.

Cũng theo Chánh thanh tra Sở Xây dựng phương án sửa chữa, cải tạo phải mang tính tổng thể và liên quan đến nhiều vấn đề. Phải trên cơ sở đánh giá của các cơ quan chuyên môn mới có phương án hài hoà.

“Ngoài độ phản quang ảnh hưởng đến người dân xung quanh cũng như giao thông đi lại, phương án còn liên quan đến nhiều vấn đề như màu sắc, kiến trúc xung quanh... Phương án khắc phục công trình đòi hỏi phải có sự hài hoà” ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cho biết, biên bản xử phạt vi phạm hành chính vẫn được lập theo đúng quy định dù phía 2 doanh nghiệp không ký. Sau khi UBND quận Hải Châu tiến hành xử phạt, trong vòng 60 ngày các chủ đầu tư có quyền lập các thủ tục để xin được điều chỉnh giấy phép cho phần sai phạm. Cơ quan quản lý nhà nước có thể chấp thuận từng phần hoặc toàn phần. Trong trường hợp, hạng mục vi phạm không được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận thì chủ đầu tư buộc phải tiến hành tháo dỡ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Bộ Y tế trả lời việc khi nào Việt Nam công bố hết dịch COVID-19

Thùy Giang |

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng đến khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch COVID-19? Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có những phân tích cụ thể.

Việt Nam bước sang ngày 23 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

PV |

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, tính từ 6 giờ ngày 16/4 đến 6 giờ ngày 9/5, tức đã 23 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Học phí nửa tỷ đồng và chén cơm không thịt

Lê Mạnh |

Chỉ nhìn vào đó thôi, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội thời nay nó quá lớn. Như một đỉnh cao nhìn xuống vực sâu. Ở đáy sâu đó, những tiếng kêu than có khi không ai nghe thấu.

Hơn nửa triệu thông tin đăng nhập vào Zoom bị rao bán trên các trang web đen

Thanh Mai |

Truyền thông Anh đưa tin, các tin tặc đã đưa hơn nửa triệu thông tin đăng nhập vào ứng dụng Zoom lên các trang web đen.