Chỉ nhìn vào đó thôi, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội thời nay nó quá lớn. Như một đỉnh cao nhìn xuống vực sâu. Ở đáy sâu đó, những tiếng kêu than có khi không ai nghe thấu.
1. Học phí mỗi năm hơn nửa tỷ đồng. Những con số làm cho dân chúng “choáng” khi một nơi trên xứ Việt được cho là nghèo nàn, lạc hậu lại có mức học phí “cao ngất” như vậy. Dân chúng càng “choáng” hơn khi phụ huynh lập luận mỗi ngày học phí con em họ bỏ ra là vài triệu đồng nhưng sau hơn 2 tháng nghỉ dịch COVID-19 thì nhà trường hoàn trả học phí có chục triệu đồng (thay vì vài trăm triệu đồng).
Trong khi cả nước có nhiều em học sinh ở miền núi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc; ước muốn mỗi bữa cơm có thêm lát thịt thì ở các đô thị lớn, những cậu ấm, cô chiêu cũng từ cấp mầm non đến trung học phổ thông lại có mức chi tiêu khủng khiếp đến thế.
Chỉ nhìn vào đó thôi, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội thời nay nó quá lớn. Như một đỉnh cao nhìn xuống vực sâu. Ở đáy sâu đó, những tiếng kêu than có khi không ai nghe thấu
2. Tình hình TNGT có xu hướng tăng sau ngày giãn cách xã hội, đặc biệt trong các ngày lễ lớn vừa qua. Mật độ giao thông cao là nguyên nhân gây ra tai nạn. Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân chủ đạo. Ý thức người tham gia giao thông vẫn quyết định mọi thứ. Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trên toàn quốc, kéo dài một tháng là một biên pháp để “rắt” lại kỷ cương giao thông; răn đe, nâng cao ý thức giao của từng người dân là nền tàng để an toàn trên mọi nẻo đường.
https://zingnews.vn/csgt-tong-kiem-soat-phuong-tien-giao-thong-duong-bo-toan-quoc-post1081754.html
3. Chuyện học trò miền núi nghỉ tết, nghỉ hè rồi không quay lại trường nghe khá nhiều. Do phong tục, văn hoá đồng bào thiểu số đã làm cho con em họ lười biếng, thiếu tính kỷ luật. Hàng năm, giáo viên nhiều trường phải bỏ công đi vận động, thậm chí mua vật chất như kẹo, đồ chơi “dụ” các cháu đến trường.
Nghỉ tết và dịch COVID- 19 năm nay quá dài đã làm mọi đứa trẻ “uể oải”. Nhưng chuyện nghỉ học lâu quá nên ở nhà lấy chồng nghe mới đau lòng làm sao. Vì các em đang trong lứa tuổi vị thành niên, ngoài việc ăn học thì biết kỹ năng gì kiếm sống là lập gia đình. Chưa xét đến việc vi phạm pháp luật nhưng nghĩ đến những “tổ ấm trẻ con ấy” thật xót xa.
Bao nhiêu chương trình tuyên truyền, phổ biến về nạn tảo hôn cho đồng vào vùng cao, sâu dường như đổ sông đổ bể. Không học thức, không nghề nghiệp, không kỹ năng sống mà trở thành trụ cột gia đình thì đừng nói xây dựng và phát triển xã hội. Chắc chắn những gia đình này lại là gánh nặng cho xã hội. Và cái vòng nghèo đói cứ luẩn quẩn khắp các bản làng là có cơ sở.
4. Cả nước đang hướng đến vụ án Hồ Duy Hải. Để đến được giám đốc thẩm vụ án kéo dài 12 năm là một hành trình vĩ đại của người mẹ, của những người có trách nhiệm. Có nhiều tình tiết mâu thuẫn nhưng các phiên toà sơ, phúc thẩm vẫn bỏ qua, xem nhẹ.
Có được phiên giám đốc thẩm ở vụ án này, cho thấy sức mệnh của dư luận, của công lý vẫn có chỗ đứng. Và cũng khẳng định, ngoài những kẻ cố bịt tai trước sự kêu than của những người hàm oan (không chỉ riêng vụ án này), thì còn có nhiều người vẫn thượng tôn pháp luật.
5. Tình yêu không tuổi tác, không biên giới, không sắc tộc… là những từ rất đúng dành cho cặp đôi siêu lệch này. Có người bảo tình yêu chú rể quá lớn, chú rể quá vĩ đại. Người lại bảo cô dâu quá tốt số, quá may mắn…
Nhìn cặp đôi chênh nhau hơn 40 tuổi yêu nhau, một lần nữa chứng minh tình yêu thật muôn màu!