Đề nghị trung ương hỗ trợ kinh phí xây dựng kè chống sạt lở bờ sông biên giới Sê Pôn phía Việt Nam

Mai Lâm |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để đầu tư dự án Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông biên giới Sê Pôn phía Việt Nam, đoạn qua thị trấn Lao Bảo và xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa) với chiều dài 2.150 m, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 150 tỉ đồng.

Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới trên đất liền giáp với tỉnh Savannakhet (Lào) với chiều dài trên 108,4 km, trong đó có gần 60 km biên giới trên sông Sê Pôn, đi qua địa phận 7 xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa. Với đặc điểm địa hình sông ngắn, dốc, có nhiều đoạn gấp khúc, không liền mạch, vào mùa mưa lũ nước dâng cao 5 – 6 m, chảy xiết làm sạt lở bờ sông và thay đổi dòng chảy. Đặc biệt, đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2020 khiến nhiều đoạn bờ sông Sê Pôn phía Việt Nam bị xói lở, có nguy cơ sạt lở mốc quốc giới số 606 đi qua địa phận thị trấn Lao Bảo và cột mốc 607 đi qua địa phận xã Thanh; thay đổi dòng chảy tự nhiên dẫn đến thay đổi hiện trạng đường biên giới trên sông Sê Pôn; ảnh hưởng đến nhà ở của 65 hộ dân và đất sản xuất của Nhân dân. Đoạn sông này sẽ tiếp tục sạt lở nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu sơ bộ phương án kè chống sạt lở đối với đoạn bờ sông biên giới Sê Pôn phía Việt Nam. Đồng thời, báo cáo Bộ Ngoại giao trao đổi với phía Lào. Hai nước đã thành lập đoàn khảo sát liên ngành do Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì, kiểm tra tình hình sạt lở tại mốc quốc giới 606 và 607 và bờ sông Sê Pôn đoạn giữa 2 cột mốc giới trên. Đoàn công tác nhất trí kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022 để xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Sê Pôn phía Việt Nam tại vị trí mốc quốc giới 606 và 607.

 Việc đầu tư dự án Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông biên giới Sê Pôn phía Việt Nam đoạn qua thị trấn Lao Bảo và xã Tân Thành (ngoài vị trí trí sạt lở tại khu vực 2 mốc quốc giới 606 và 607) là giải pháp cần thiết ngăn chặn tình trạng sạt lở, tạo thuận lợi cho việc nhận biết vị trí, hướng đi của đường biên giới quốc gia và quản lý, bảo vệ biên giới, ổn định đời sống Nhân dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hỗ trợ người dân trồng hơn 300 ha rừng để chống sạt lở

Tây Long |

Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), được sự tài trợ của Liên minh Châu Âu và MCNV, dự án PROSPER vừa hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng hơn 300 ha rừng. Nỗ lực của dự án nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở, đồng thời giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Hỗ trợ người dân trồng hơn 300 ha rừng để chống sạt lở

Tây Long |

Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), được sự tài trợ của Liên minh Châu Âu và MCNV, dự án PROSPER vừa hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng hơn 300 ha rừng. Nỗ lực của dự án nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở, đồng thời giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Người dân thôn Thượng Xá lo lắng vì sạt lở bờ sông Nhùng

Đức Việt |

Tình trạng sạt lở đất diễn ra dai dẳng từ nhiều năm qua khiến người dân thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn sống trong nỗi thấp thỏm lo âu. Đáng lo ngại hơn là đợt mưa lũ lớn trong tháng 9 và tháng 10/2021 vừa qua đã làm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Nhùng ở nhiều điểm đi qua địa bàn thôn, làm hư hỏng đường bê tông và trực tiếp uy hiếp hàng chục hộ dân địa phương.

Trồng rừng trẩu ở các điểm sạt lở đất ở Hướng Sơn

Hoàng Táo |

Ngày 17/11, ông Nguyễn Thanh Tùng, Điều phối viên chương trình Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) cho biết Dự án PROSPER vừa phối hợp với người dân xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng 10 ha rừng trẩu ở các điểm sạt lở đất.