Kỳ án gỗ trắc Lao Bảo: Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát vụ án

B.T.V |

Vụ án “buôn lậu gỗ trắc” và “bán gỗ trắc tang vật” xảy ra Quảng Trị và Thành phố Đà Nẵng kéo dài nhiều năm, qua nhiều phiên tòa nhưng đến nay vẫn đang gây bức xúc dư luận và sự quan tâm đặc biệt của nhiều đoàn ĐBQH, nhiều cá nhân ĐBQH.

Tại phiên họp kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị một lần nữa lại đưa vấn đề này ra bàn thảo.

Xin trích nguyên văn bài phát biểu về vấn đề này:

“… Vụ án buôn lậu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng mà Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần đề cập. Vụ án kéo dài 8 năm, 4 lần xét sơ thẩm thì 3 lần Tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung; một người đã thắt cổ tự tử để lại di thư tố cáo bị ép cung, nhục hình; vật chứng bị bán một cách khuất tất, vi phạm nghiêm trọng pháp luật và nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng.

 
  Ảnh: CTV

Kết thúc phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án, Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên nặng các bị cáo. Ngay lập tức, bản án phúc thẩm bị dư luận xã hội, nhân dân, giới luật sư, doanh nghiệp, báo chí, mạng xã hội phản đối, nghi ngờ tính đúng đắn của bản án. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng và nhiều đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị, yêu cầu giám đốc thẩm vụ án, bởi có cơ sở thấy rằng bản án của Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng không phù hợp, nếu không nói là trái quy định của pháp luật, áp dụng sai lầm nghiêm trọng quy định pháp luật để giải quyết vụ án.

Vì vậy, một lần nữa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án; kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giám sát vụ án để đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm và tránh hậu quả pháp lí khôn lường cho nhà nước và công dân nếu có oan sai sau này”.

(Nguồn: QRTV, Báo Quảng Trị)

TAGS

Đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét giám đốc thẩm vụ án 'buôn lậu' gỗ trắc

Sáu Nghệ |

Nhiều đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND các tỉnh và cá nhân đại biểu Quốc hội, luật sư có công văn đề nghị xem xét giám đốc thẩm bản án “buôn lậu” gỗ trắc số 187/2019/HSPT của TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên ngày 26/7/2019.

Phải điều tra động cơ "hình sự hóa" của Cục ĐTCBL - Tổng cục Hải quan

Lâm Chí Công |

Sau khi ông Phan Văn Vĩnh - nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bị khởi tố bị can trong vụ án bán gỗ trắc tang vật, dư luận tiếp tục quan tâm và đặt câu hỏi, ngoài C44 (Bộ Công an), có những quan chức nào thuộc ngành hải quan liên quan vụ án này? Lý do là vì chính Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL) thuộc Tổng cục Hải quan là cơ quan khởi tố vụ án buôn lậu gỗ trắc.

Tòa án dùng kết quả giám định "chui" để tuyên buộc tội "buôn lậu"

Lâm Chí Công |

Ngày 15.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình về những vấn đề liên quan đến vụ án bị cho là buôn lậu gỗ trắc xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng kéo dài gần 9 năm.  

Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Việc xét xử đã hình sự hóa quan hệ kinh tế

Phạm Xuân Dũng |

Liên quan quá trình điều tra xét xử vụ kỳ án gỗ trắc, chiều 15/8 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), ông Nguyễn Hòa Bình. Vụ án “buôn lậu gỗ trắc” ở Quảng Trị và Đà Nẵng qua phiên phúc thẩm do TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử đã tuyên theo hướng xử các bị cáo nặng hơn phiên sơ thẩm. Nhưng những người trong cuộc và dư luận hầu như càng không tâm phục, khẩu phục.