Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về áo ngực

Thanh Mai |

Hội đồng thẩm định đánh giá luận án này là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực.

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung vừa bảo vệ luận án tiến sĩ ngành công nghệ dệt may, đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

7/7 thành viên hội đồng thẩm định đánh giá luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" đạt yêu cầu, trong đó 3 phiếu xếp loại xuất sắc.

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.


TS Lưu Thị Tho - Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực và đủ đáp ứng nhu cầu của luận án tiến sĩ công nghệ dệt may.

PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch hội đồng thẩm định, đọc quyết định kết luận đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" đạt kết quả 7/7 phiếu tán thành, trong đó có 3 phiếu xếp loại xuất sắc.

Hội đồng nhận định luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục, nội dung, hình thức của một luận án tiến sĩ.

"Hội đồng thẩm định đề nghị Trường đại học Bách khoa Hà Nội công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung", PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn kết luận.

Luận này này là của Lưu Thị Hồng Nhung, công tác tại khoa công nghệ may và thời trang Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Hai người hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ.

Tác giả nêu mục đích nghiên cứu là xác định các đặc trưng nhân trắc ngực ứng dụng phương pháp đo 3D không tiếp xúc, trích chọn các kích thước đặc trưng và phân nhóm ngực nữ làm tiền đề cho việc xác định ảnh hưởng của kích thước ngực tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực. Đồng thời góp phần xây dựng cơ sở thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế, sản xuất và lựa chọn áo ngực nữ phù hợp.

Xác định áp lực của áo ngực nữ lên cơ thể người mặc và độ tiện nghi áp lực của áo ngực.

Xác định ảnh hưởng của các kích thước ngực đặc trưng tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc cải thiện độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ.

Đại diện phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết, luận án của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung chưa tới thời gian bảo vệ. Nhà trường chưa đưa ra bình luận về chất lượng của luận án khi chưa có ý kiến của Hội đồng.

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung từng công bố 8 công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong đó 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, 3 bài báo khoa học công bố (Scopus, Springer); 4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ trong nước (có phản biện và được tính điểm của Hội đồng học hàm giáo sư nhà nước). Nghiên cứu này cũng từng đạt giải thưởng Khoa học công nghệ đo lường Việt nam 2020.

Viện trưởng Viện dệt may cũng cho biết thêm một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến áo ngực, áp lực đều được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước.

"Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc cơ thể người và xây dựng hệ thống cỡ số cho các đối tượng khác nhau đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc ngực, phân nhóm ngực nữ sinh Bắc Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và chi tiết. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam đến áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực là cần thiết", PGS.TS Phan Thanh Thảo nhấn mạnh.

Tác giả cũng nêu, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở khoa học trong việc thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế, sản xuất, đánh giá; nâng cao chất lượng áo ngực cho phụ nữ Việt nam nói chung và áo ngực cho nữ thanh niên, nữ sinh Bắc Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu của người mặc.

Nhiều người khá thắc mắc về cách đặt tên, đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của luận án.

Ngày 4/10, trả lời VTC News, PGS.TS Phan Thanh Thảo, Viện trưởng Viện dệt may, da giầy và thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, đề tài nghiên cứu nói trên "mang ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn". Vấn đề này còn mới ở Việt Nam nhưng đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì về Luận án tiến sĩ với đề tài áo ngực gây xôn xao?

Thanh Mai |

Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, đề tài nghiên cứu này "mang ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn".

Tranh cãi xung quanh luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức"

Thanh Mai |

Theo trang thông tin về những đóng góp mới của luận án này, kết quả nghiên cứu đạt được một số thành tựu nhưng các diễn đàn cho rằng không đủ tầm.

Nữ sinh gốc Việt 19 tuổi học tiến sĩ tài chính

Thanh Mai |

Nguyễn Nam Huyên vào đại học năm 16 tuổi, và ba năm sau giành học bổng tiến sĩ tài chính của Đại học Pennsylvania, Mỹ.

Hai nữ tiến sĩ trẻ và những điểm giao cuộc đời

Trương Quang Hiệp |

Mỗi người một hoàn cảnh, cá tính nhưng Nguyễn Thùy Trang và Nguyễn Thị Thùy Trang, cùng sinh năm 1988, cùng ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) lại gặp nhau tại nhiều điểm giao thú vị của cuộc đời. Ở giảng đường Trường Đại học Sư phạm Huế, mọi người phân biệt hai nữ tiến sĩ trẻ, tài sắc vẹn toàn này bằng tên gọi: Trang Văn và Trang Hóa.