Sau "chống dịch như chống giặc" sẽ là "chống tụt hậu như chống giặc"?

Nguyễn Khang |

Giới phân tích đã đánh giá, sau năm 1975, Việt Nam đã lỡ mất 2 cơ hội vàng để trở "thành rồng, thành hổ" của thế giới. 45 năm sau ngày giải phóng tuy đã thoát khỏi những khó khăn, lạc lậu nhưng cơ bản vẫn chưa xứng tầm với vị trí, tiềm năng của đất nước.

1. Không thể đánh mất cơ hội lần ba, đó là nhận định của GS Trần Văn Thọ,  Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản). Sau khi “ghi điểm” ở “mặt trận chống dịch COVID-19”, Việt Nam được biết đến là quốc gia an toàn để sinh sống và đầu tư. Vậy cơ hội đã đến, Việt Nam có chớp lấy thời cơ thế giới đang loay hoay chống dịch để trở thành “công xưởng” của khu vực, thế giới hay không?

 
 Dây chuyền robot tự động lắp ráp xe của Thaco Việt Nam - Ảnh: LÊ TRUNG

Hơn bao giờ hết, sau “chống dịch như chống giặc” phải là khẩu hiệu “chống tụt hậu như chống giặc”

https://tuoitre.vn/khong-de-mat-thoi-co-lan-thu-ba-20200429230447643.htm?fbclid=IwAR1FkoaK1lr6z91vwpOKce1iA5Xcbvy5adI-y2VIeabfxIOGgS404aCLqnI


2. Dịch COVID- 19 là nỗi ám ảnh đối với loài người trong đầu năm 2020. Đã có nhiều câu chuyện bị thương, khổ đau quanh chuyện dịch COVID- 19.

 
 Cụ ông Bill và cụ bà Mary Dartnall qua đời chỉ cách nhau vài tiếng. Ảnh: Solent News

Câu chuyện về đôi vợ chồng già ở Anh làm nhiều người xúc động. Họ đã ở bên nhau hơn 70 năm. Khi biết bà đã mất vì nhiễm COVID-19, cụ ông 90 tuổi đã từ chối thở oxy để “đi theo” vợ chỉ vài giờ sau đó. Câu chuyện làm người yêu nhạc nhớ đến lời nhạc mượt mà trong Hạ trắng của Trịnh Công Sơn: “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”.

https://saostar.vn/the-gioi/cu-ong-tu-choi-tho-oxy-khi-biet-vo-vua-qua-doi-vi-virus-corona-7421313.html

3. Chính phủ đã tạm dừng mua thuốc điều trị cho tình huống 10.000 người mắc COVID-19. Điều này cho thấy tình hình dịch đã “trong tầm kiểm soát” và cũng cho thấy, Chính phủ cũng đã lên “kịch bản” chống dịch với con số người mắc như thế. Con số thể hiện mức độ cảnh giác, quyết tâm cao của Chính phủ trước dịch; làm người dân an tâm hơn. 

https://nld.com.vn/thoi-su/thu-tuong-tam-dung-mua-thuoc-dieu-tri-cho-tinh-huong-10000-nguoi-nhiem-covid-19-2020043015492382.htm

4. Giãn cách xã hội đã “bó chân” người dân trong một thời gian. Khi có chủ trương nới lỏng cùng với nghỉ lễ đã làm một phen “oà vỡ”. Người dân đã đi chơi như chưa bao giờ được đi. Cửa ngõ các thành phố lớn đông nghịt, tắc nghẽn người. Nhìn dòng người đi lại với số lượng như thế, cùng với sự buông lơi không khẩu trang y tế, không chấp hành các biện pháp phòng tránh ở một số địa điểm đã cho thấy nguy cơ lây nhiễm là có thật.

 

Và điều chắc chắn là dân chúng dường như đã chủ quan trước dịch bệnh, cho đến thời điểm này. 

https://thanhnien.vn/doi-song/nguoi-sai-gon-un-un-di-le-304-cua-ngo-mien-tay-dong-nghit-1217999.html


TAGS

Nước mắt của... máy xét nghiệm

Bùi Việt |

Vâng, khó quá thì bỏ qua như câu nói thường nghe ở cõi nhân gian này. Làm gì phải khóc!

Vụ mua máy xét nghiệm: Phép thử lòng quan

Bắc Bình Vương |

Vụ máy xét nghiệm là một phép thử về “độ thanh sạch” lòng quan của các tỉnh, thành. Dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng nhân dân ít nhiều đã biết “tâm tư” của tư lệnh ngành y tế các tỉnh. Nên chăng chính phủ lâu lâu “kiểm tra bài cũ” như vậy một lần.

Tinh thần dân tộc là chiếc "nỏ thần" chống dịch của Việt Nam

Ngọc Anh |

Có lẽ “nỏ thần” của Việt Nam là sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân và những quyết sách kịp thời, đúng đắn của những người lãnh đạo. 

Còn bao nhiêu Đường "Nhuệ" ngoài Thái Bình?

Lê Mạnh |

Tất cả đều nhìn lại quanh mình, đặt câu hỏi, rằng liệu có còn những Đường “Nhuệ” khác ở các tỉnh thành khác ngoài Thái Bình?