Siêu trăng máu tháng 5 sắp xuất hiện

Nguyễn Mạnh |

Tuần tới, siêu trăng sẽ kết hợp với nguyệt thực toàn phần, khiến "vệ tinh tự nhiên" của chúng ta xuất hiện lớn hơn và đỏ hơn bình thường, theo các nhà thiên văn học.

Theo Daily Mail, khi siêu trăng xảy ra cùng với nguyệt thực toàn phần, nó được gọi là siêu trăng máu.

Siêu trăng xảy ra khi mặt trăng tròn và ở điểm gần Trái đất nhất. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, bóng của Trái đất bao phủ hoàn toàn mặt trăng khiến mặt trăng chuyển sang màu đỏ, thường được gọi là mặt trăng máu.

Tuần tới, siêu trăng sẽ kết hợp với nguyệt thực toàn phần, khiến vệ tinh tự nhiên của chúng ta xuất hiện lớn hơn và đỏ hơn bình thường. Ảnh: NASA
Tuần tới, siêu trăng sẽ kết hợp với nguyệt thực toàn phần, khiến vệ tinh tự nhiên của chúng ta xuất hiện lớn hơn và đỏ hơn bình thường. Ảnh: NASA

Mức độ đỏ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả lượng bụi trong bầu khí quyển của Trái đất tại thời điểm xảy ra siêu trăng máu. Nó có thể có màu đỏ sẫm hoặc gần giống với màu xám thông thường của nó.

Siêu trăng máu tháng 5 sẽ xuất hiện trong khoảng 14 phút, bắt đầu vào khoảng 18 giờ 18 phút ngày 26.5 (theo múi giờ Việt Nam).

Người dân Mỹ, Australia và một số khu vực Nam Mỹ có thể chứng kiến khoảnh khắc siêu trăng máu lần này.

(Nguồn: Báo Lao Động)

Thêm ca COVID-19 ở Việt Nam có lịch trình “siêu dày đặc” từng vượt biên sang Lào

PV |

Lãnh đạo Sở Y tế Hải Dương cho biết, trên địa bàn TP Hải Dương vừa có ca dương tính với SARS-CoV-2, đây là trường hợp F1 của BN3094, là nữ tiếp viên quán karaoke New KTV ở Hải Phòng.

Tại sao chúng ta không nên sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh?

Ý Yên |

Không có gì ngạc nhiên khi 75% người Mỹ thừa nhận đã sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Theo Bright Side, thói quen này dẫn đến một số tác hại về sức khỏe của bạn.

Bưng chén cơm ăn sao đắng cả lòng

Hoàng Công Danh |

Quê nhà, chén cơm, và mạ - cả ba điều ấy hóa ra thành một, là nơi cho ta no cả lòng và đầy đặn cả tâm hồn. 

Người giữ sao trời

Thế An - Hồng Quân |

Từ lâu, đèn ông sao được coi là biểu tượng không thể thiếu trong Tết Trung thu của mỗi trẻ em Việt Nam. Dù trải qua biết bao thăng trầm, vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Thập và Nguyễn Thị Xương ở khu phố 1, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) vẫn kiên trì với nghề làm đèn ông sao truyền thống, để giữ được nét văn hóa độc đáo của người Việt, giữ "hồn" Trung thu cho trẻ nhỏ mỗi khi Tết Trung thu về.