Tin giả vụ bác sĩ rút ống thở người thân cứu sản phụ gây hậu quả ra sao?

Thanh Mai |

Các cơ quan chức năng đang xác minh nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến tin lan truyền trên mạng xã hội về việc bác sĩ rút ống thở của người thân nhường cho sản phụ, Sở Y tế TP.HCM cho biết đây là thông tin là hư cấu. Đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, một tài khoản Facebook "Trần Khoa", được cho là bác sĩ sản khoa đăng bài viết quyết định "nhường đi chiếc máy thở" của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này còn khẳng định đã kìm nỗi đau mất người thân để tiếp tục vào phòng mổ và đính kèm hình ảnh hai bé sơ sinh. Cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của "bác sĩ Khoa".

Bài đăng lan truyền trên mạng gây xôn xao.
Bài đăng lan truyền trên mạng gây xôn xao.

Tuy nhiên, chỉ sau 1 đêm, tất cả các thông tin mà "bác sĩ Khoa" đăng tải trên Facebook cá nhân đều bị xóa; các tài khoản khác được cho là có liên quan đến bác sĩ này cũng đều xóa thông tin sự việc.

Theo xác minh, hình ảnh mà tài khoản này đăng tải là của bác sĩ Cao Hữu Thịnh sau khi thực hiện ca mổ tại Bệnh viện An Sinh thời gian gần đây.

"Việc lấy hình bé sơ sinh để lồng ghép vào chuyện chết chóc là điều rất không nên, vô đạo đức và ảnh hưởng đến bé và gia đình bé" - bác sĩ Cao Hữu Thịnh bức xúc nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 8-8, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM  cho biết không có vụ việc một bác sĩ đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tự ý rút ống thở cho sản phụ sắp sinh. Theo quy định nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào.

Kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở cũng phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm; trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn quyết định.

"Luật pháp không cho phép một ai được rút ống thở để kết liễu sinh mạng của một bệnh nhân đang thở máy. Ngay cả người đã chết não cũng phải có hội đồng chuyên môn xem xét đánh giá trên nhiều phương diện, mặc cho người nhà mong muốn chấm dứt sớm để không còn đày đọa thể xác" - bà Mai chia sẻ.

Bà Mai cũng khẳng định hình ảnh bác sĩ mổ bắt con được cho là của bác sĩ Khoa cũng là bịa đặt. Bà khuyến cáo người đọc cần phải có sự sàng lọc kỹ lưỡng, "không nên tin ngay" trước thông tin quá nhạy cảm.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19

Phương Minh |

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa gửi công văn đến các bộ, ngành, địa phương có nội dung đề nghị các đơn vị triển khai hiệu quả Nghị quyết 78/NQ-CP của Chính phủ, tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19 trên các trang mạng.

“F0 Quảng Trị di chuyển nhiều nơi nhưng không khai báo trung thực” là thông tin giả mạo

P.V |

Ngày 30/7/2021, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị đã có cảnh báo, yêu cầu người dân không chia sẻ thông tin về việc “F0 Quảng Trị di chuyển nhiều nơi nhưng không khai báo trung thực”.

Cô gái 'tiêm vaccine nhờ ông ngoại' bị phạt 12,5 triệu đồng vì tin giả

PV |

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt đối với cá nhân về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội với nội dung: "Tiêm vaccine COVID-19 không cần đăng ký".

Website mạo danh điện lực, tin giả về lịch cắt điện để lừa tiền

Thanh Mai |

Các trang web này sử dụng tên miền gây liên tưởng đến website của các công ty điện lực, đăng thông tin giả.