Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19

Phương Minh |

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa gửi công văn đến các bộ, ngành, địa phương có nội dung đề nghị các đơn vị triển khai hiệu quả Nghị quyết 78/NQ-CP của Chính phủ, tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19 trên các trang mạng.

Đây là vấn đề quan trọng, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước. Mới đây, khi trên địa bàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị) ghi nhận 1 trường hợp dương tính với COVID-19 thì ngay sau đó trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh được cho là F0 này ở tại một nhà hàng với nội dung đi kèm: “F0 di chuyển nhiều nơi nhưng khai báo không trung thực”. Qua xác minh của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị cho thấy, thông tin trên là tin giả. Hậu quả của tin giả này không chỉ xúc phạm nhân thân bệnh nhân trên mà còn gây lo lắng, hoang mang trong cộng đồng, cần xử lý nghiêm người đưa tin giả để răn đe.
Như chúng ta đều biết, thời gian qua, công tác thông tin phòng, chống COVID-19 trên báo chí đã được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh. Qua đó đã đóng góp vào thành công chung trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Công tác truyền thông y tế đã chú trọng việc cập nhật thông tin, phổ biến kiến thức, định hướng, lan tỏa thông tin tạo sự đồng thuận của các đơn vị, các tổ chức và người dân cùng ngành y tế chung tay đẩy lùi COVID-19.

 

Tuy nhiên, như nhận định của các cơ quan chức năng, thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống COVID-19 có dấu hiệu gia tăng, trong đó tập trung chủ yếu vào các biểu hiện như đưa tin giả trên mạng xã hội về số người chết do COVID-19 ở địa phương này, địa phương khác; đưa thông tin chưa kiểm chứng về hiệu quả của các loại vắc xin; đưa thông tin xuyên tạc về lập và sử dụng Quỹ vắc xin phòng COVID-19 cũng như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương. Trên các trang mạng nước ngoài xuất hiện nhiều thông tin xấu, độc, ngoài trích dẫn nguồn thông tin sai lạc ở trong nước, họ còn bình luận ác ý nhằm gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, từ đó làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng chống, dịch bệnh của Nhà nước ta. Người ta ví rằng tác hại của tin giả, tin sai sự thật cũng nguy hại không kém SARS-CoV-2.

Nguy hại hơn, có một số cá nhân, trong đó có cả người có ảnh hưởng đến công chúng đưa thông tin trên trang cá nhân có tính kích động, phân biệt vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Táng tận lương tâm hơn, một số đối tượng còn có hành vi làm giả các cổng thông tin, trang thông tin điện tử của các cơ quan chức năng để đưa thông tin lừa đảo, trục lợi cá nhân, như kêu gọi mọi người cung cấp thông tin cá nhân nhận hỗ trợ kinh phí để chiếm đoạt tài sản, hay thông tin lừa bán thực phẩm chức năng “có tác dụng phòng, chống COVID-19”.

Đó là chưa kể một số cá nhân thích thể hiện cái tôi, lợi dụng mạng xã hội để đánh bóng tên tuổi của mình, đưa những thông tin thiếu chính xác, phủ nhận sự nỗ lực của các ngành đang căng mình để chống dịch bệnh. Cũng cần phải nói thêm, trong quá trình phòng, chống COVID-19, một số cán bộ, nhân viên có trách nhiệm trong lực lượng phòng, chống dịch có những phát ngôn hay hành vi thiếu chuẩn mực đối với người dân ở nơi này, nơi khác, chưa được uốn nắn kịp thời, dẫn đến để những kẻ xấu, các thế lực thù địch lợi dụng, lấy đó làm thông tin chống phá, kích động, hướng lái dư luận về phía thông tin tiêu cực về công cuộc phòng, chống dịch bệnh hiện nay; thậm chí suy diễn, gây nghi ngờ đến các lĩnh vực khác.

Từ thực tế trên, đặt ra cho các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền chủ động thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch bệnh; cử người phát ngôn, chủ động cung cấp thông tin, trong mọi tình huống, bảo đảm thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tránh tình trạng cùng một sự việc nhưng các ngành, địa phương lại phát ngôn không thống nhất dẫn tới bị suy diễn, xuyên tạc. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nhất là thông tin trên không gian mạng về công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch cung cấp cho các lực lượng có liên quan để kịp thời công bố, cảnh báo tin giả, tin sai sự thật; báo cáo với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Đối với các lực lượng tham gia phòng, chống COVID-19 cần thực hiện nghiêm các quy định của cấp có thẩm quyền, có thái độ đúng mực với người dân; tránh gây bức xúc, bất bình, làm nóng vấn đề, phát tán các thông tin bất lợi lên mạng xã hội, ảnh hưởng đến quá trình thực thi các biện pháp phòng, chống dịch. Ngành y tế nâng cao chất lượng thông tin, kịp thời cung cấp cho báo chí bảo đảm ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, khái quát về số liệu, phân tích, giải thích; bảo đảm thông tin thống nhất, kịp thời, chính xác và minh bạch. Theo dõi, nắm bắt dư luận xã hội, những vấn đề nổi cộm được đề cập trên báo chí, lan truyền trên mạng xã hội, tham mưu cho cấp có thẩm quyền và đơn vị liên quan để kịp thời xử lý thông tin. Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm quy định, phát tán, tung tin sai sự thật làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống COVID-19.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

“F0 Quảng Trị di chuyển nhiều nơi nhưng không khai báo trung thực” là thông tin giả mạo

P.V |

Ngày 30/7/2021, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị đã có cảnh báo, yêu cầu người dân không chia sẻ thông tin về việc “F0 Quảng Trị di chuyển nhiều nơi nhưng không khai báo trung thực”.

Cô gái 'tiêm vaccine nhờ ông ngoại' bị phạt 12,5 triệu đồng vì tin giả

PV |

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt đối với cá nhân về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội với nội dung: "Tiêm vaccine COVID-19 không cần đăng ký".

Website mạo danh điện lực, tin giả về lịch cắt điện để lừa tiền

Thanh Mai |

Các trang web này sử dụng tên miền gây liên tưởng đến website của các công ty điện lực, đăng thông tin giả.

Công an vào cuộc điều tra tin giả tiêm phòng COVID-19

Vinh Thông |

 Công an tỉnh Quảng Ngãi đang vào cuộc xác minh điều tra làm rõ thông tin giả mạo về việc tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19.