Cà phê mít, trăm năm trên đất Khe Sanh

Công Điền |

Cây càphê mít (coffea liberia) được người Pháp đưa vào trồng tại vùng đất đỏ bazan phía tây tỉnh Quảng Trị từ 100 năm trước.

Thu hoạch cà phê mít. Ảnh: Công Điền.
Thu hoạch càphê mít. Ảnh: Công Điền.

Vì nhiều lý do mà giống càphê này đã phải nhường chỗ cho một giống càphê mới – đó là càphê chè Catimor. Thế nhưng, dù trải qua thời gian, đồng bào Bru Vân Kiều bản địa ở đây vẫn không quên giống càphê mít đã từng một thời gắn bó với họ như cơm áo.

Cây trồng vang bóng một thời

Trong trí nhớ của nhiều già làng người Bru Vân Kiều ngày trước giống càphê mít hiện diện khắp vùng Khe Sanh, Hướng Hóa (Quảng Trị). Cây càphê mít được người dân trồng trên các nương rẫy, trong vườn nhà, tại các đồn điền của người Pháp. Vậy mà bây giờ, tìm được một vườn càphê mít thuần chủng thật khó như tìm vàng bởi hầu hết nông dân đã chuyển sang trồng không giống càphê chè Catimor thì cũng là những cây trồng có giá trị khác.

Vườn cà phê mít của đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Trằm. Ảnh: Công Điền.
Vườn càphê mít của đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Trằm. Ảnh: Công Điền.

Chúng tôi đến bản Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, nơi mà người dân vẫn còn lưu giữ diện tích càphê mít khá lớn so với các địa phương khác trong huyện. Già làng Pả Tam niềm nở tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn đã cũ nhưng vẫn giữ được nét thô mộc của những ngôi chưa truyền thống chưa bị cách tân.

Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh cây càphê cứ dông dài như không có hồi kết. Pả Tam cho biết, trước đây càphê mít được trồng phổ biến ở vùng đất này. Sau năm 1975, người dân khắp nơi đổ về Khe Sanh - Hướng Hóa sinh sống và làm ăn, đa phần họ đã chọn giống càphê chè catimor để phát triển sản xuất vì năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn và bán được giá hơn. Diện tích càphê mít từ đó cũng giảm dần, có nơi hoàn toàn biến mất.

Là một người dân trồng càphê lâu năm nên Pả Tam có sự am hiểu khá tường tận về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây càphê mít. Với một giọng trầm ấm ông ôn tồn trải lòng: “Càphê mít là cây trồng có tính chịu hạn cao do có bộ rễ cắm sâu vào lòng đất. Cây vốn được gieo từ hạt, lớn lên và cao vút nên mỗi khi thu hoạch phải bắc thang như hái tiêu. Qua thực tiễn lâu năm, cây càphê mít rất thích hợp với độ cao từ 350 – 500 mét, rất thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu vùng đất Hướng Hóa này”.

Tuy có lịch sử phát triển khá lâu trên vùng đất Khe Sanh, Hướng Hóa nhưng nhược điểm lớn nhất của càphê mít là thường có năng suất không cao, giá bán cũng thấp hơn so với các loại càphê khác. Chính vì nhược điểm trên nên từ những năm 90 của thế kỷ trước, với việc chính quyền địa phương bắt đầu khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ càphê mít sang càphê chè Catimor, diện tích càphê mít bắt đầu giảm dần. Lịch sử của cây càphê mít trên vùng đất Khe Sanh, Hướng Hóa cũng “sang trang” từ đó.

Vững vàng trước khó khăn

Hiện nay, ở Hướng Hóa muốn tìm được cây càphê mít phải đến những vùng sinh sống đồng bào Bru Vân Kiều ở các xã như Húc, Hướng Tân, Hướng Lộc, Ba Tầng, Húc… 

Theo chân một cán bộ nông nghiệp địa phương, chúng tôi đến xã Húc, một địa phương của huyện Hướng Hóa có điều kiện đất đai, khí hậu khá thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó có cây càphê mít. Khi chúng tôi ghé thăm, bà Hồ Thị Ơi, một trong những nông dân người dân tộc Bru Vân Kiều sở hữu vườn càphê mít gần 1 ha tại xã Húc đang tất bật bóc vỏ, phơi những hạt càphê vừa thu hoạch muộn để chờ thương lái đến mua.

Bà Hồ Thị Ơi cho hay, nhiều năm trước, cũng như nhiều địa phương khác, người dân xã Húc có thời điểm đã ồ ạt chặt bỏ nhiều vườn càphê mít để chuyển sang trồng càphê chè. Tuy nhiên riêng gia đình bà vẫn giữ lại vườn càphê mít từ đời ông cha để lại. Bởi theo bà, nếu ai cũng chặt bỏ càphê mít thì mai đây con cháu không còn ai biết loại càphê mít này nữa.

Dẫn chúng tôi ra đi thăm vườn càphê mít xanh tốt được các thế hệ gia đình giữ gìn gần như nguyên vẹn, bà Hồ Thị Ơi cho hay: “Người Bru Vân Kiều chúng tôi yêu quý cây càphê mít lắm, cây trồng này đã đồng hành cùng nhiều thế cha ông chúng tôi nên không thể bỏ được”.

Theo bà Ơi, ngoài một số cây trồng như sắn, cao su thì càphê mít là một trong những loại cây trồng rất phù hợp với đất đai miền núi, cũng như tập quán canh tác của người vùng cao. Với đặc tính chịu hạn tốt, công sức chăm bón hầu như rất ít nên được nhiều gia đình trong xã chọn để phát triển sản xuất. “Dù hiện nay giá càphê đang giảm thấp nhưng nhiều gia đình ở đây vẫn giữ gìn, không ồ ạt chặt bỏ để chuyển sang các cây trồng khác”, bà Ơi chia sẻ.

Người dân phơi cà phê mít trên những chiếc bạt. Ảnh: Công Điền.
Người dân phơi càphê mít trên những chiếc bạt. Ảnh: Công Điền.

Dẫu vậy, từ trong ánh mắt của bà Ơi, của Pả Tam và nhiều nông dân người đồng bào Bru Vân Kiều mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, vẫn còn đó những nỗi ưu tư, lo lắng khi mà nếu làm một phép so sánh đơn giản về hiệu quả kinh tế thì cùng một diện tích, bao giờ cây càphê mít mang lại giá trị kinh tế thấp hơn so với cây càphê chè catimor bởi năng suất của cây không cao và giá bán cũng thấp hơn.

Chính vì lý do này, hiện nay phần lớn các gia đình đồng bào Bru Vân Kiều chỉ lưu lại một số diện tích ít cà phêmít trong vườn, vừa lưu giữ kỷ niệm một thời vừa phòng khi giá cả thị trường lên cao thì còn giống mà phát triển.

 Ông Hồ Quốc Trung, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hướng Hóa cho rằng, việc đồng bào Bru Vân Kiều trên địa bàn gìn giữ và phát triển diện tích càphê mít là rất hữu ích vì góp phần quan trọng trong việc bảo tồn sống loại cây trồng có lịch sử lâu đời ở địa phương, cũng là bảo tồn một nguồn gen quý không để mai một theo thời gian.

Theo ngành nông nghiệp huyện Hướng Hóa, tính đến nay toàn huyện có khoảng 600 ha càphê mít, chiếm diện tích khá khiêm tốn trong tổng số khoảng 5.000 ha cà phê toàn huyện. Trước thực trạng giá càphê xuống thấp những năm gần đây, người trồng càphê trên địa bàn đang đối diện với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên huyện vẫn quyết tâm giữ vững hiện tích càphê hiện có, đồng thời khuyến khích người dân tránh việc ồ ạt chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác.

TAGS

Đơn giản, bốn mùa sông vẫn chảy

Lê Châu |

Trăn trở nghĩ, “Việt Nam thành quốc gia chống dịch bệnh tốt nhất thế giới thì cũng phải phấn đấu là quốc gia sớm nhất không còn dịch bệnh, đưa nhịp sống trở về bình thường”, Thủ tướng lại nhớ dòng Thu Bồn nơi quê nhà, dù vật đổi sao dời, đơn giản, bốn mùa sông vẫn chảy.

Dưa hấu Long Quang được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

K.K.S |

Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Dưa hấu Long Quang ở xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).

Phát triển đô thị bền vững gắn với tăng trưởng xanh

Trung Linh |

Thời gian qua, các địa phương tại tỉnh Quảng Trị tích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Từ những chủ trương, chính sách thiết thực, cách làm sáng tạo, đến nay bộ mặt đô thị tại nhiều địa phương ngày càng sạch đẹp, văn minh…

Hạt gạo mùa “COVID- 19”

Lê Đức Dục |

Tổng cục Hải quan vừa phát công điện hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt hàng gạo từ 0 giờ ngày 24/3/2020.