Đà Nẵng nhiều tiềm năng thu hút đầu tư công nghiệp xanh

Quốc Dũng |

Đoàn Đại sứ các nước thành viên EU do ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU ở Việt Nam dẫn đầu có buổi thăm, làm việc tại Đà Nẵng để tìm hiểu môi trường, các chính sách thu hút đầu tư.

Ngày 26/11, đoàn Đại sứ các nước thành viên châu Âu (EU) do ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam dẫn đầu đã có buổi thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng.

Đón tiếp đoàn có Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Ngài Giorgio Aliberti (bìa trái), Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phát biểu trong buổi làm việc. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Ngài Giorgio Aliberti (bìa trái), Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phát biểu trong buổi làm việc. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, các định hướng phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khái quát quan hệ hiện nay của Đà Nẵng với các nước EU. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 225 triệu USD, nhập khẩu đạt 120 triệu USD. Giai đoạn 2019-2020, các cơ quan, tổ chức phi Chính phủ thuộc EU đã cam kết viện trợ tổng cộng 21 chương trình, dự án với tổng kinh phí hơn 27,6 tỷ đồng cho thành phố.

Riêng ở cấp hợp tác địa phương, Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị, có chương trình hợp tác với nhiều tỉnh, thành tại EU như Bruxelles (Bỉ), Boras (Thụy Điển), Salo và Turku (Phần Lan), Timisoara (Rumani), Varna (Bulgaria), Kosice (Slovakia)...

Phát biểu trong buổi làm việc, ngài Giorgio Aliberti cho biết chuyến thăm lần này của đoàn nhằm tìm hiểu môi trường, các chính sách thu hút đầu tư của thành phố Đà Nẵng, nhằm kết nối, giới thiệu những doanh nghiệp tại các nước trong Liên minh châu Âu đang có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Theo ngài Giorgio Aliberti, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư châu Âu đang muốn tìm kiếm các địa phương có chính sách hấp dẫn, ổn định, minh bạch để yên tâm đầu tư lâu dài và Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốc độ phát triển ấn tượng tại Việt Nam. Hiện nay, xu hướng của các doanh nghiệp châu Âu là phát triển theo hướng số hóa và sản xuất công nghiệp “xanh.”

Ngài Giorgio Aliberti cho rằng các khu công nghệ cao, công viên phần mềm tại thành phố Đà Nẵng đang theo đúng xu hướng và có nhiều tiềm năng để xúc tiến đầu tư.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua sẽ tạo nhiều cơ hội hợp tác thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam nói chung cũng như Đà Nẵng nói riêng.

Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu, thảo luận của các Đại sứ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cao những ý tưởng, đề xuất hợp tác của các Đại sứ.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đặc biệt quan tâm và ghi nhận một số lĩnh vực mà các Đại sứ đề xuất như các giải pháp xây dựng thành phố thông minh, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất “xanh,” giải pháp tạo năng lượng từ rác thải...

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết thành phố luôn chào đón và cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư EU nói riêng và nước ngoài nói chung khi đầu tư tại Đà Nẵng.

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, dù trải qua 2 đợt cao điểm chống COVID-19 và chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh chung trên toàn cầu, nhưng tính đến hết tháng Chín vừa qua thành phố đã thu hút được 140,88 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (giảm 66,1% so với cùng kỳ năm 2019); lũy kế đến nay, thành phố có 869 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3,518 tỷ USD.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo đột phá để phát triển (Kỳ 2)

Nguyễn Hoàn |

(Tiếp theo kỳ trước)

Phải nói rằng, những năm qua, ngay từ trước khi Trung ương ban hành các văn bản chiến lược về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh đã sớm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện những quyết sách có tính chất tạo tiền đề cho Quảng Trị đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử (tham mưu năm 2016), xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2023, tầm nhìn đến 2030 (tham mưu năm 2018).

Tăng cường công tác kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Minh Hiển |

Hiện nay, thị trường tiêu thụ của khá nhiều sản phẩm Công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn đang gặp khó khăn. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đầu tư cho khoa học công nghệ còn hạn chế, mối liên kết trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa liên tục. Do vậy, sản phẩm dù có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng khó cạnh tranh trên thị trường. Việc thực hiện kết nối thị trường thông qua các phiên chợ, hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc kích cầu cho sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Phát triển cây công nghiệp ở Hướng Hóa và vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm

Minh Dương – Hoàng Hùng |

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai và nguồn lao động dồi dào trên địa bàn, những năm qua, huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đặc biệt, huyện đã chú trọng vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm nhằm góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

6 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung-Tây Nguyên

K.K.S |

Ngày 9/7/2020, tại Quảng Bình, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) vừa tổ chức lễ công bố và tôn vinh 100 sản phẩm nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2020. Trong đó, tỉnh Quảng Trị vinh dự có 6 sản phẩm được công nhận.