Dấu ấn khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị năm 2019

Lâm Hạnh |

Năm 2019 được xem là năm bứt phá ngoạn mục của nền kinh tế, trong điều kiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức do dịch bệnh, thiên tai nhưng bức tranh kinh tế tỉnh Quảng Trị đã có nhiều gam màu sáng hơn. 

Lần đầu tiên sau 7 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,72%. Thu ngân sách đạt trên 3.100 tỷ đồng. Đồng hành với sự phát triển của tỉnh nhà, ngành khoa học và công nghệ cũng đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành chủ chốt trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoa học và công nghệ có những vai trò to lớn trong chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế dựa trên công nghệ thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sau đây là một số dấu ấn nổi bật của hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh nhà trong năm 2019.

1. Ứng dụng có hiệu quả các công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN 4.0

 “Xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa lan hồ điệp, hoa lily tại Quảng Trị;“ Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”;“Nghiên cứu ứng dụng Hệ thống cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây nông nghiệp”;“Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà kính hiện đại phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất một số loại cây trồng có giá trị cao phù hợp với điều kiện tỉnh Quảng Trị” là các mô hình ứng dựng công nghệ 4.0. Trạm Nghiên cứu, Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) Bắc Hướng Hóa được xem là bước đột phá trong xây dựng  mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của tỉnh Quảng Trị với thành công trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại hoa cao cấp như: lan hồ điệp, tulip, hoa lily; Trồng thử nghiệm các mô hoa đồng tiền lùn, hoa hồng môn, hoa cẩm tú cầu; Hoàn thiện quy trình ra ngôi và chăm sóc cây con lan hồ điệp và nghinh xuân; Thử nghiệm các loại quả có giá trị cao như cây dâu tây, cà chua Cherry siêu ngọt. Năm 2019, tiếp tục nghiên cứu dược liệu đông trùng hạ thảo và tập trung nghiên cứu thử nghiệm thành công bước đầu các loại dược liệu quý hiếm như: lan Kim tuyến, sâm Ngọc Linh.

2. KH&CN hướng về cơ sở-Nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn

  Nghiên cứu khoa học đi sâu, ngày càng gắn với thực tiễn, phục vụ đời sống kinh tế-xã hội, gắn với địa chỉ ứng dụng cụ thể, kể cả đề tài lĩnh vực KHXH&NV. Với mục tiêu KH&CN hướng về cơ sở, năm 2019 đã tập trung thực hiện nhiều đề tài, dự án từ cấp quốc gia đến cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.Với 05 dự án cấp quốc gia đã hỗ trợ cho người dân vùng ven biển phát triển sản xuất, tập trung phát triển các cây, con chủ lực, tiềm năng của tỉnh; 8 nhiệm vụ cấp tỉnh được phê duyệt, được điều chỉnh tổ chức theo hướng giải quyết đồng bộ các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm, định hướng liên kết “4 nhà” để tạo tiền đề nhân rộng; 8 nhiệm vụ cấp cơ sở đã hỗ trợ tích cực cho các đơn vị/địa phương hoàn thiện, chuyển giao các công nghệ, các mô hình mới gắn với thực tiễn sản xuất của các đơn vị/địa phương trên địa bàn tỉnh.

 Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong trồng, sản xuất, chế biến và thương mại hóa các loại cây dược liệu quý, sản phẩm hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình chế biến thương mại hóa một số sản phẩm như: Trà thảo dược hòa tan Giảo Cổ Lam, trà hòa tan dây thìa canh, sâm Bố chính.
 
 Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Khảo sát mô hình trồng hoa cao cấp tại Đèo Sa Mù.

3.  Nghiên cứu, sản xuất và từng bước thương mại hóa 6 loại chế phẩm sinh học

Phát huy thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt là trong sản xuất chế phẩm sinh học, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu, tuyển chọn các chủng vi sinh vật bản địa, sản xuất, thử nghiệm và từng bước thương mại hóa 6 loại chế phẩm sinh học. Đặc biệt, chế phẩm sinh học Nitro-QTMIC và Perfect-QTMIC được ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã Hải Khê, Hải An - Hải Lăng; Triệu Vân - Triệu Phong và Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh đã có hiệu quả rõ rệt đối với sức khỏe của tôm như tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật, rủi ro, giảm thiểu sự gia tăng số lượng cũng như ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, thúc đẩy sự phát triển của tôm như tăng khả năng ăn vào và tiêu hóa thức ăn và tăng kích cỡ trưởng thành của tôm, cá.
 
 Ảnh: Mô hình nuôi tôm áp dụng khoa học công nghệ

4.  500 triệu đồng đầu tư cho ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN

500 triệu đồng là con số đầu tư cho ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN năm 2019. Theo đó, Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh tiếp tục hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025.  Năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 về việc cấp kinh phí thực hiện Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh cho 12 dự án với tổng kinh phí là gần 500 triệu đồng, góp phần hỗ trợ quan trọng trong ứng dụng và nhân rộng các kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

5. Thúc đẩy tinh thần Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

 Thúc đẩy tinh thần Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng là một điểm nhấn của KH&CN năm 2019.  Có thể nói, Kế hoạch Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 số 3690/KH-UBND được ban hành ngày 14/8/2019 là cơ sở quan trọng thúc đẩy tinh thần KNĐMST trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có ý tưởng, dự án KNĐMST được hỗ trợ, tư vấn để khởi nghiệp thành công.Với mục tiêu truyền thông, phổ biến, đào tạo nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng KNĐMST; Tổ chức bình xét, đánh giá và công bố ý tưởng KNST cấp tỉnh hàng năm; Hỗ trợ trực tiếp thông qua đặt hàng nhiệm vụ KH&CN; Hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, hình thành Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị.

6.  Khảo nghiệm, tuyển chọn thành công các giống lúa chủ lực của tỉnh Quảng Trị

Khảo nghiệm, tuyển chọn thành công các giống lúa chủ lực của tỉnh và phục tráng giống lúa HC95 thông qua  đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, khảo nghiệm tập đoàn giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng cao và phục tráng giống lúa HC95” cũng được xem là một dấu ân từ nỗ lực của ngành KH&CN trong năm 2019.  Sau các vụ triển khai cho thấy chất lượng giống HC95 được nâng lên rõ rệt, giống tốt, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, giảm thiểu sâu bệnh,… Ngoài ra, đã phục tráng thành công các giống lúa như Khang Dân 18, Bắc Thơm số 7 (BT7), Hương thơm số 1 (HT1). Việc phục tráng thành công giống lúa HC95, Khang Dân 18, Bắc Thơm số 7, Hương thơm số 1 với các đặc tính về năng suất, chất lượng và các tính trạng đặc trưng khác của giống gốc để đưa ra sản xuất đại trà sẽ góp phần đắc lực trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng và nông nghiệp tỉnh nhà nói chung.

7.  Xây dựng và phát triển thương hiệu

Năm 2019,công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ,xây dựng và phát triển thương hiệu đạt kết quả nổi bật, góp phần nâng cao chất lượng, danh tiếng của các sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các sản phẩm nằm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Trị năm 2019-2020.

Năm 2019, đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ cho phép sử dụng tên địa danh để xác lập 16 nhãn hiệu tập thể: Nón lá Bố Liêu, Dưa hấu Long Quang, Bột sắn dây Vĩnh Linh;Mứt gừng Mỹ Chánh; Bánh lọc Mỹ Chánh; Nước mắm Cửa Tùng; Chổi đót Văn Phong; Rượu làng truyền thống Kim Long; Tinh bột sắn dây Cam Lộ; Đậu xanh Ba Lòng; dưa Hấu Mò Ó; cá khô Cửa Việt; bơ Gio Linh; mướp đắng Lại An; gà sạch Triệu Thượng; bơ Hướng Hóa là 16 sản phẩm được đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ cho phép sử dụng tên địa danh để xác lập  nhãn hiệu tập thể. Triển khai đề tài KH&CN cấp tỉnh “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý “Chè vằng Quảng Trị” cho các sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị; Dự án “Quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể các sản phẩm gạo và chuối các huyện Hải Lăng và Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, kịp thời phối hợp với UBND huyện Gio Linh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá khô Cửa Việt, góp phần giải quyết vấn đề tồn đọng hơn 1.000 tấn cá nục hấp sấy khô và phát triển thương hiệu bên vững cho sản phẩm này.

8.  Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhiều đột phá

Năm 2019, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có nhiều đột phá rõ rệt, đặc biệt thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong chống thất thu thuế kinh doanh xăng dầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đăng ký sử dụng mã số mã vạch và ghi nhãn hàng hóa. Hoạt động thanh tra KH&CN có nhiều đổi mới, đóng góp tích cực trong việc từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, chống gian lận trong thương mại, hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Thực hiện “Kì họp không giấy” của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị

Trần Cát Linh |

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại, đáp ứng mục tiêu tin học hóa toàn diện công tác quản lí của HĐND tỉnh Quảng Trị, hỗ trợ tốt hơn công tác tham mưu, phục vụ của Văn phòng HĐND tỉnh là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị: Cân đối cung cầu, bình ổn giá cả trong dịp Tết

Phan Khiêm |

Để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã triển khai kế hoạch về đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường Tết Nguyên đán trên địa bàn.

Tối mai khai mạc Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá

Bích Trung |

Theo bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng Phòng Văn hoá Thông tin huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), công tác chuẩn bị cho Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá 2020 đang gấp rút hoàn thành, kịp khai mạc vào tối 10/01/2020 theo dự kiến.

Cây hà thủ ô đỏ phát triển tốt ở vùng Cùa

Hoài Giang |

Với diện tích 0,5 ha trồng thử nghiệm cây hà thủ ô đỏ ở vùng Cùa (Cam Lộ, Quảng Trị) đến nay đã phát triển.