Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến 2030, tầm nhìn đến 2050

TL |

Ngày 29/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 208/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: - Phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn.

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác trong nước đáp ứng tối thiểu 80% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050 nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. - Giá trị lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được chế biến tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020 vào năm 2030 và tăng gấp 2,0 lần vào năm 2050; Giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được sản xuất dưới tán rừng chiếm tỷ trọng từ 10 -15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050 trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản. - Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững; đến năm 2030 giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác được gia tăng từ 20% trở lên ngoài giá trị gỗrừng trồng. - Phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng; Triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; Phấn đấu đảm bảo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tăng trưởng ổn định, bình quân 5%/năm. - Phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững.

Phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa, tri thức bản địa; mở rộng các loại hình du lịch. Phấn đấu nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tăng 50% so với năm 2020 vào năm 2030 và 100% vào năm 2050. - Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng; duy trì ổn định và phát triển diện tích rừng đặc dụng đến năm 2030 tăng từ 10% đến 15% so với năm 2020; Xây dựng được Kế hoạch hành động bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. - Thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực có rừng đến năm 2030 chiếm trên 50%; Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đạt từ 40% trở lên vào năm 2030 và 70% vào năm 2050.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Các dự án điện gió chủ yếu là tác động tích cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và KT - XH ở địa phương

Thanh Trúc |

Sau một thời gian thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá tác động của các dự án điện gió đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và KT- XH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025 và có tính đến năm 2030, UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo kết quả, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm định hướng quy hoạch các dự án điện gió phù hợp trong thời gian tới.

Gio Linh: Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”

Nguyễn Duy Hùng |

Ngày 16/10, tại xã Linh Trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” và trao giải cuộc thi “Lắng nghe con nói” năm 2023.

Phụ nữ Quảng Trị đoạt giải Nhì cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”

Thu Thảo |

Ngày 20/9, tại TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Chung kết cấp vùng khu vực miền Trung cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023.

Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Quảng Trị

Hải An |

Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Quảng Trị được xây dựng với mục tiêu nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ biển tỉnh Quảng Trị; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh biển, đảo của tỉnh.