Đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

PV |

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Du khách tham quan Đại nội-Huế. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Du khách tham quan Đại nội-Huế. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã đề ra mục tiêu: "Đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên-Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên-Huế là thành phố festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.”

Căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 54-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết.

Chương trình đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022.

Tăng trưởng GRDP 7,5-8,5%/năm. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500-4.000 USD (theo cách tính hiện hành). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2-2,2%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 62-65%...

Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Tám nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 8 nhiệm vụ giải pháp sau:

Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết.

Xây dựng đề án, cơ chế chính sách đặc thù; hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách.

Thành phố Huế nhìn từ cầu Trường Tiền lên phía thượng nguồn sông Hương. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thành phố Huế nhìn từ cầu Trường Tiền lên phía thượng nguồn sông Hương. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

Xây dựng Thừa Thiên-Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và xã hội hóa các dịch vụ công.

Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; phát triển trung tâm logistics; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Gắn phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

(Nguồn: TTXVN)

TAGS

Ưu thế của nuôi cá bằng “lồng thuyền”

Đức Việt |

Những năm trở lại đây, người nuôi cá nước ngọt trên sông ở xã Hải Phong, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã bỏ vốn đầu tư dần chuyển sang nuôi trong lồng nuôi mới có hình dạng giống chiếc thuyền mà người dân nơi đây thường gọi là “lồng thuyền”. Kiểu lồng nuôi mới này đã đạt được nhiều hiệu quả như: Ít hao con giống, cá nuôi phát triển tốt, ít bị bệnh và đặc biệt không bị trôi vào mùa mưa lũ…

Thị trấn mới trên vùng đất lúa

Lệ Như |

Chiều ngày 19/3/1975, thị trấn Diên Sanh (Hải Lăng, Quảng Trị), mảnh đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Sự kiện này đánh dấu một mốc son trong lịch sử của quân và dân Hải Lăng, góp phần tạo thế và lực mới, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Truyền thống tốt đẹp ấy chính là nền tảng, là động lực để Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Diên Sanh vững bước vào thời kỳ khôi phục, xây dựng quê hương hôm nay.

Hơn 1.300 tỷ đồng xây dựng 3 khu du lịch sinh thái tại huyện Gio Linh

Lê An |

Ngày 29/5/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã chủ trì buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes (Công ty FLCHomes) để nghe báo cáo đề xuất đầu tư các dự án Khu du dịch sinh thái Gio Linh 1; Gio Linh 2 và Gio Linh 3 (Quảng Trị).

Đưa chế biến gỗ thành ngành công nghiệp mũi nhọn vào năm 2020

Tiến Nhất |

Theo Đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2025” vừa được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt thì tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến 2025 các sản phẩm đồ gỗ Quảng Trị sẽ trở thành thương hiệu địa phương nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế.