Thị trấn mới trên vùng đất lúa

Lệ Như |

Chiều ngày 19/3/1975, thị trấn Diên Sanh (Hải Lăng, Quảng Trị), mảnh đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Sự kiện này đánh dấu một mốc son trong lịch sử của quân và dân Hải Lăng, góp phần tạo thế và lực mới, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Truyền thống tốt đẹp ấy chính là nền tảng, là động lực để Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Diên Sanh vững bước vào thời kỳ khôi phục, xây dựng quê hương hôm nay.

Một thời không quên

Với những người lần đầu đặt chân đến mảnh đất này, chứng kiến sự phát triển của thị trấn Diên Sanh hôm nay thật khó hình dung về vùng đất từng một thời bị kìm kẹp, hoang tàn đổ nát dưới bom đạn của kẻ thù. Cho đến hôm nay, ký ức vẫn luôn gợi lên trong lòng cựu chiến binh Nguyễn Như Ba, thị trấn Diên Sanh kỷ niệm khó quên về một thời quân và dân Diên Sanh anh dũng chiến đấu để giải phóng quê hương. Dòng hồi ức của ông Ba đưa chúng tôi trở về thị trấn Diên Sanh những năm 1972- 1974, ngày ấy, quận lỵ Hải Lăng ở Diên Sanh là nơi tập trung quân đông thứ hai và được chính quyền Sài Gòn chọn làm nơi đặt lỵ sở tỉnh lỵ Quảng Trị thay cho thị xã Quảng Trị. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Hải Lăng, chi bộ đảng và lực lượng du kích xã Hải Thọ (nay là thị trấn Diên Sanh) ngày đêm bám đất, bám dân, chuẩn bị mọi điều kiện để cùng toàn huyện Hải Lăng tiến hành giải phóng quê hương… Đến cuối năm 1974, cách mạng miền Nam liên tiếp giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy, lực lượng du kích thị trấn Diên Sanh và các xã Hải Tân, Hải Hòa gồm 120 cán bộ, chiến sĩ đã nhanh chóng triển khai xuống đồng bằng, đứng chân trên từng địa bàn, sẵn sàng cùng với lực lượng bám trụ, tích cực đánh địch để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của Nhân dân.

Cầu mới bắc qua hồ Nước Chè, trung tâm thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng. Ảnh: PV
Cầu mới bắc qua hồ Nước Chè, trung tâm thị trấn Diên Sanh, Hải Lăng. Ảnh: PV

Từ ngày 15-16/3/1975, lực lượng du kích thị trấn Diên Sanh phối hợp với bộ đội chủ lực tổ chức đánh địch ở các cứ điểm khu vực chợ Diên Sanh, đình làng Diên Sanh và các đồn bốt lân cận… Đến ngày 18/3/1975, hòa chung thế trận tấn công trên toàn chiến trường, cán bộ, du kích và Nhân dân thị trấn Diên Sanh đã nổi dậy hỗ trợ bộ đội chủ lực, đồng loạt tấn công địch khắp các vị trí đóng quân. Chiều ngày 19/3/1975, trước sự áp đảo của bộ đội chủ lực, quân ngụy co cụm về Mỹ Chánh rồi buộc phải rút chạy vào Huế. Thị trấn Diên Sanh cùng các xã trên địa bàn huyện Hải Lăng hoàn toàn giải phóng.

Ngày mới ở Diên Sanh

Bước qua chiến tranh với những ngày tháng gian khổ, thiếu thốn rồi đến hôm nay chứng kiến sự đổi thay trên quê hương khiến cho ông Ba không khỏi tự hào. “Sau khi quê hương sạch bóng quân thù, chúng tôi trở về trên đống hoang tàn đổ nát, bom mìn la liệt, cây cối mọc um tùm trên các tuyến đường dẫn vào thôn xóm… Người dân Diên Sanh lại bắt tay vào xây dựng lại quê hương, lực lượng du kích chúng tôi thực hiện nhiệm vụ mới đó là rà phá bom mìn đảm bảo cho người dân sản xuất an toàn. Khó khăn, gian khổ trăm bề nhưng với truyền thống vẻ vang của quê hương, chúng tôi đã vượt qua tất cả để xây dựng nên một thị trấn Diên Sanh ngày hôm nay”, ông Ba cho hay.

Bây giờ, trở lại thị trấn Diên Sanh, những hố bom năm xưa đã được thay bằng các xóm làng, phố xá trù phú, những cánh đồng hoang đã trở thành ruộng đồng xanh tốt. Bộ mặt một đô thị trẻ đang hiện dần lên bởi những tuyến đường nhựa chạy tít tắp với những dãy nhà cao tầng đẹp mắt, phố xá tấp nập người qua lại; điện thắp sáng nối đến tận từng thôn, khóm phố. Trong phát triển kinh tế, Đảng ủy, chính quyền thị trấn Diên Sanh đã lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng, diện tích lúa chất lượng cao tiếp tục được mở rộng; tích tụ ruộng đất, dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn đạt 25,6 ha. Bên cạnh đó, thương mại - dịch vụ được chú trọng phát triển nhanh theo hướng đa ngành; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, bình quân đạt gần 22,4%/năm.

Đến nay, trên địa bàn đã có 178 cơ sở công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 400 lao động. Chương trình xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh đạt được nhiều kết quả quan trọng làm cho diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng/người/năm. Chất lượng giáo dục- đào tạo, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được quan tâm phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân có nhiều tiến bộ, tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,6%. Các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững được địa phương chú trọng thực hiện.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo thị trấn Diên Sanh cho biết, thời gian tới, thị trấn tiếp tục đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực, phát huy các tiềm năng, lợi thế, khắc phục khó khăn để đưa địa phương có bước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Trong đó, chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ của Nhân dân. Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, bền vững; phấn đấu đưa giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt trên 10%. Cùng với đó, địa phương tiếp tục huy động mọi nguồn lực để xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị... Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện khuyến khích phát triển, thành lập mới các doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác kiểu mới, các ngành nghề nhằm thu hút lao động và giải quyết việc làm. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Quản lý, khai thác và sử dụng bãi tắm dịch vụ - chưa chuyên nghiệp, nhiều bất cập

Mai Trang – Minh Dương |

Quảng Trị được biết đến là nơi có nhiều bãi biển đẹp và thu hút khách du lịch. Những năm qua, lĩnh vực du lịch biển đảo tại địa phương đã có nhiều nét khởi sắc. Tuy nhiên, nhìn nhận lại thì hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các bãi tắm dịch vụ trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Ngôi trường giàu truyền thống nơi miền Tây Gio Linh

Hoài Nhung |

41 năm hình thành và phát triển, Trường THCS&THPT Cồn Tiên (Gio Linh) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 41 thế hệ học sinh lần lượt ra trường đã và đang có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, góp phần tô thắm thêm ngôi trường giàu truyền thống nơi miền Tây Gio Linh.

Triển vọng từ giống lúa hữu cơ thảo dược tím

Võ Thái Hòa |

Lúa thảo dược tím được đưa vào sản xuất ở Quảng Trị đã vài năm nay nhưng trước đây nông dân thâm canh giống lúa này theo phương pháp canh tác vô cơ. Do đó, sản phẩm chưa đạt chất lượng chuẩn sạch. 

Chú trọng phát triển kinh tế vùng cát ở huyện Gio Linh

Minh Dương - Minh Trí |

Thời gian qua, trên cơ sở định hình các tiểu vùng kinh tế trọng điểm, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã tiến hành lập quy hoạch phát triển, ban hành các nghị quyết chuyên đề về kinh tế gò đồi, kinh tế vùng cát, kinh tế biển để tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả.