Chú trọng phát triển kinh tế vùng cát ở huyện Gio Linh

Minh Dương - Minh Trí |

Thời gian qua, trên cơ sở định hình các tiểu vùng kinh tế trọng điểm, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã tiến hành lập quy hoạch phát triển, ban hành các nghị quyết chuyên đề về kinh tế gò đồi, kinh tế vùng cát, kinh tế biển để tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả. 

Đặc biệt, với việc chú trọng phát triển kinh tế vùng cát mà giờ đây những vùng cát hoang hóa năm xưa đã có nhiều đổi thay. Nhiều mô hình, cách làm mới được đầu tư khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Mô hình nuôi tôm hùm hứa hẹn hướng phát triển mới cho người dân
Mô hình nuôi tôm hùm hứa hẹn hướng phát triển mới cho người dân

Mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu nhân rộng trên cây mướp đắng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh với 40 hộ dân tham gia. Với 7 ha mướp được triển khai đã khẳng định được hiệu quả và sự phù hợp của cây mướp đắng tại vùng cát xã Gio Mỹ.

Phát huy thế mạnh vùng cát, hiện nay có trên 20 ha mướp đắng được trồng tại xã Gio Mỹ. Với những hiệu quả của cây mướp đắng mang lại đã giúp nhiều hộ nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, để mô hình trồng mướp đắng trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương, thời gian qua, xã Gio Mỹ đã có những chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất như tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đồng thời, quy hoạch để phát triển loại cây trồng này thay thế một số cây trồng kém hiệu quả.

Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm hùm từ các tỉnh phía Nam, anh Hoàng Văn Minh, xã Trung Giang, huyện Gio Linh đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm hùm tại địa phương. Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước rộng với nguồn nước mặn lớn, gia đình anh đã đầu tư trên 400 triệu đồng kết 4 lồng thả nuôi 6.000 con tôm hùm giống và 5.000 con cá nâu thương phẩm. Với nguồn giống có chất lượng cộng với tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi, chăm sóc, hiện tại tôm và cá đều sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến khoảng 4 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Từ mô hình này ước tính gia đình anh sẽ thu khoảng hơn 1 tấn tôm hùm và 5 tấn cá nâu thương phẩm. Nhận thấy tính hiệu khả quan đem lại, hiện mô hình nuôi tôm hùm và cá nâu thương phẩm của gia đình anh đang được nhiều hộ nông dân quan tâm, tìm hiểu.

Hiện nay trên địa bàn các xã vùng cát của huyện Gio Linh ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư các mô hình kinh tế. Các mô hình chuyển đổi sinh kế tiếp tục duy trì, mở rộng, cho năng suất cao như nuôi tôm hai giai đoạn đạt 25-30 tấn/ha, nuôi xen ghép tôm – cua - cá ít dịch bệnh cho thu nhập ổn định 80-100 triệu đồng/ha, nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Enzim; nuôi cá lồng trên sông ở thị trấn Cửa Việt; mô hình nuôi yến cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng vùng cát, với sự hỗ trợ về kiến thức, kinh phí của huyện và ngành nông nghiệp nhiều địa phương đã mạnh dạn mở rông các mô hình như trồng lạc phủ bạt, các loại cây ngắn ngày cho năng suất cao như mướp đắng, bầu bí, dưa, ném; phát triển trang trại nuôi gà phát huy hiệu quả.

Mô hình dưa lưới đem lại hiệu quả cao
Mô hình dưa lưới đem lại hiệu quả cao

Để giúp người dân có điều kiện nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, huyện Gio Linh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp về phát triển cây trồng, con nuôi phù hợp. Theo đó, UBND huyện đã rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất phát triển nông nghiệp ở các xã vùng cát. Bên cạnh việc tiến hành quy hoạch đất sản xuất, huyện đã hỗ trợ nguồn vốn, tập huấn, chuyển giao, ứng dụng KHKT để xây dựng các mô hình kinh tế trên vùng cát, góp phần chuyển đổi sinh kế cho nhân dân vùng biển. Việc xây dựng các mô hình đã được khảo sát thực tế, nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng, tập quán sản xuất và liệu tính thị trường tiêu thụ nên bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay, huyện đã xây dựng được 22 mô hình sản xuất để chuyển đổi sinh kế bền vững cho nhân dân vùng biển với tổng số tiền hỗ trợ trên 1,2 tỷ đồng.

Thời gian tới huyện Gio Linh tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với định hướng phát triển các tiểu vùng. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế vùng cát, ưu tiên tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, nông nghiệp sạch. Qua đó, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất chuyển đổi sinh kế có hiệu quả để người dân khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng cát ven biển.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Quyết tâm xây dựng thị trấn Ái Tử trở thành đô thị loại IV vào năm 2025

Nguyễn Thị Phương Thảo |

Với sự phấn đấu, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động mọi nguồn lực, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020. Nhờ đó, thị trấn Ái Tử đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Đầu tư điện mặt trời mái nhà, người dân bán điện ngược lại cho ngành điện

Tuấn Nghĩa |

Theo thông tin từ Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị), đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 110 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) với tổng công suất lắp đặt là 1.280,05kWp, trong đó có nhiều khách hàng đã bán điện ngược lại cho ngành điện.

Hướng Hoá nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển mô hình chanh leo trên địa bàn

Thanh Huyền |

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Hướng Hoá (Quảng Trị) có nền nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời gian qua, huyện đã làm tốt công tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Ra quân thi công dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam

Lê Minh |

Sáng nay 18/5/2020, tại cầu đường sắt Rồng Lớn, lý trình Km 641+700, thuộc địa phận xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ ra quân thi công gói thầu xây lắp cầu yếu (XL-CY) - 06 thuộc dự án Cải tại, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự lễ.