Du lịch “lãnh đòn” nặng nề trong mùa COVID-19 thứ 2

Thanh Hải |

Vừa tái khởi động chưa được bao lâu, ngành du lịch Việt Nam đã phải lãnh ngay đòn chí tử bởi bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2. Đặc biệt người lao động lĩnh vực này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức bởi bị mất việc, không thu nhập và mắc kẹt lại ở tâm dịch...

Tại Đà Nẵng, trong số hơn 56.000 công nhân lao động (CNLĐ) bị mất việc, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thì phần lớn tập trung ở khối ngành du lịch, dịch vụ với 44.274 người.

TP.Hội An - một trung tâm du lịch khác ở miền Trung cũng không khá hơn với hơn 6.000 LĐ trong khối du lịch, dịch vụ bị mất việc hoàn toàn từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát. Trong đó, hơn 5.200 người lao động (NLĐ) tại 53 CĐCS, nghiệp đoàn bị ngừng việc, chấm dứt HĐLĐ.

 

Tại Khánh Hòa đánh giá, trong 6 tháng đầu năm có khoảng 58.240 NLĐ bị ảnh hưởng. Trong đó, 15.500 NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, 42.700 NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương, ngừng việc, giãn ca, giảm ngày làm việc… Có 1.664 DN bị ảnh hưởng, 873 DN và 1.211 hộ cá nhân kinh doanh ngừng hoạt động.

Nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên, dù chưa bị tái phát dịch bệnh COVID-19, nhưng ảnh hưởng của ngành du lịch cũng nghiêm trọng không kém, bởi du khách ở các địa phương khác không di chuyển đến được. Tại Đà Lạt, chỉ tính riêng trong lĩnh vực cơ sở lưu trú có khoảng 18.300 phòng nghỉ bị hủy, tương đương với 36.532 đêm. Ước doanh thu lĩnh vực lưu trú thiệt hại do bị hủy phòng khoảng 26 tỷ đồng.

Theo Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, hiện có 10 công ty lữ hành báo cáo bị hủy hơn 50 đoàn khách đến với gần 5.000 người và 30 đoàn đi các tỉnh với hơn 5.000 khách.

Trước đó, trong tháng 7.2020, tỉnh Lâm Đồng đón 400.000 khách đến tham quan, tăng 38% so với tổng lượt khách trong tháng 6-2020. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện những ca nhiễm COVID-19 tại TP Đà Lạt sau đó lây lan ra nhiều tỉnh, thành, du khách lập tức hủy tour tới Đà Lạt.

Thu nhập từ du lịch đương nhiên là giảm và mất hẳn, nhưng đáng lo ngại hơn là chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt dịch bệnh. Ngay cả khi dập được COVID-19, thì việc tái khởi động, mở cửa đón khách du lịch cũng còn rất mịt mờ. Doanh nghiệp không thể cầm cự, nuôi người lao động vô thời hạn. Vì vậy, những người làm dịch vụ, làm công trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch đang phải đối mặt với khó khăn dài hạn. Trước mắt, nhiều lao động lĩnh vực này đang có nhu cầu... về quê. Bám víu quê nhà, gia đình, cha mẹ là lựa chọn chẳng đặng đừng, nhưng là đường cùng của nhiều lao động.

Số ít còn lại đã lập thân, có gia đình, con cái thì gần như không còn đường lùi. Chính quyền cần hà hơi tiếp sức bằng các gói cứu trợ. Tuy vậy, giải pháp nàỳ chỉ "chữa cháy". Để giúp người lao động cầm cự hết mùa dịch, sẵn sàng tái "chiến đấu", kinh doanh làm ăn bằng cách nào, thì hiện vẫn còn lúng túng. Phản ứng tốt nhất của họ bây giờ là gồi yên, chấp hành tốt các biện pháp phòng dịch một cách thụ động.

(Nguồn: Vi Vu 247)

TAGS

Trên những miền quê đáng sống

Đức Việt |

Song song với chất lượng cuộc sống của Nhân dân ngày càng tăng lên thì điều để lại nhiều ấn tượng sau khi về đích nông thôn mới trên những làng quê ở huyện Cam Lộ là đã tạo được không gian xanh mát đầy sức sống, môi trường trong lành; Nhân dân phấn chấn thi đua lao động sản xuất, hăng hái làm giàu trên chính quê hương mình.

Doanh nghiệp ngành du lịch, dịch vụ giải trí 'đuối sức' vì COVID-19

H.Chung |

Báo cáo tài chính bán niên của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ niêm yết trên sàn chứng khoán vừa công bố cho thấy có sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận ở nhóm ngành này.

Đề xuất dự án 150 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật thị trấn Khe Sanh

Khánh Hưng |

UBND huyện Hướng Hóa vừa có báo cáo đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Trị về chủ trương đầu tư dự án “Hạ tầng kỹ thuật thị trấn Khe Sanh".

Tìm giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở địa bàn miền núi Hướng Hóa

Minh Hiển |

Đối với huyện miền núi Hướng Hoá (Quảng Trị) thì mô hình Hợp tác xã còn hoạt động là rất ít so với các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, từ khi bắt tay xây dựng nông thôn mới, một số địa phương đã đầu tư xây dựng một cách bài bản, có quy mô và hiệu quả hoạt động khá cao. Qua đó đã tác động tích cực đến hiệu quả lao động sản xuất của người dân, đồng thời góp phần hoàn thiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Những giải pháp tích cực sẽ được tiếp tục được triển khai để tạo động lực cho phát triển kinh tế tập thể nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trên lĩnh vực này trong thời gian tới.