Giá gạo xuất khẩu tăng thêm 5USD, thị trường xuất khẩu gạo rộng mở

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu ngày 25.8 bất ngờ tăng thêm 5 USD/tấn lên mức 488-492 USD/tấn so với 1 ngày trước đó. Giá trị gạo Việt Nam đang được nâng tầm khi làm tốt thương hiệu.

Thay đổi cái nhìn của thế giới về chất lượng gạo Việt Nam

Theo các thương nhân, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 25.8 đã tăng thêm 5USD/tấn, đạt 488-492 USD/tấn, thay cho mức giá 483-487 USD/tấn của ngày hôm qua (24.8).

Theo ông Võ Văn Chiêu - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, nguyên nhân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, ngoài nhu cầu thu mua dự trữ để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, bên cạnh đó lý do quan trọng nữa là thương hiệu gạo ST25 đoạt danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới” đã nâng tầm gạo Việt.

Giá gạo của Việt Nam ngày 25.8 tăng 5 USD/tấn. Ảnh minh họa: Vũ Long
Giá gạo của Việt Nam ngày 25.8 tăng 5 USD/tấn. Ảnh minh họa: Vũ Long

Nhiều thương nhân cho biết, các loại gạo thơm xuất khẩu đi các nước hầu hết đều trên mức giá 1.000 USD/tấn và rất "được lòng" người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới.

“Đợt vừa rồi doanh nghiệp chúng tôi xuất khẩu gạo đi Úc với mức giá trên 1.000 USD/tấn. Tôi luôn tin gạo Việt Nam đủ sức đứng ở vị trí xứng đáng trên thị trường toàn cầu” – ông Phạm Minh Thiện – Tổng Giám đốc Công ty Cỏ May - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo có danh tiếng tại Đồng Tháp, chia sẻ với PV Lao Động.

Cũng theo doanh nhân Phạm Minh Thiện, cách đây không lâu, ông mang gạo sang Thái Lan tham gia một hội chợ do nước này tổ chức. Với mục đích “đi để xem cái xứ hơn mình về gạo ra sao”, ông chọn gạo ST của TS Hồ Quang Cua (Sóc Trăng) để giới thiệu tại hội chợ.

Trong mấy ngày diễn ra hội chợ, ông cho nấu cơm từ gạo ST và mùi thơm gạo mới ấm sực cả mấy gian hàng. Cơm mới nấu ăn cùng nước mắm ngon, nấm rơm, ruốc thịt (chà bông), khách tham gia hội chợ nô nức xếp hàng ăn thử; nhiều đối tác đến chào mua, đặt hàng ngay.

“Tôi quan sát và thấy rằng chẳng việc gì gạo Việt Nam phải sợ gạo nước nào, kể cả gạo Thái Lan. Gạo Việt Nam có thể xuất khẩu đi toàn cầu, cả những quốc gia có đòi hỏi khắt khe như Mỹ, Úc, Châu Âu” – ông Phạm Minh Thiện khẳng định.

Quyết tâm nâng giá trị thương hiệu gạo Việt

Theo một số thương nhân ngành lúa gạo, gạo Việt Nam chiếm thị phần rất ít tại các siêu thị EU trong khi gạo Thái Lan và Campuchia hiện tại vẫn chiếm ưu thế ở thị trường này, dù chất lượng gạo Việt Nam hoàn toàn không thua kém. 

Điểm yếu lâu nay của gạo Việt Nam là chưa làm tốt việc quảng bá thương hiệu, quy trình sản xuất và số lượng cung cấp gạo phẩm cấp cao thiếu bền vững. 

Với quyết tâm đưa gạo Việt có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn ra thị trường thế giới, ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời - cho biết doanh nghiệp sẽ thực hiện đề án phát triển thương hiệu gạo An Giang, thực hiện các hoạt động quảng bá đồng bộ để đây là các thương hiệu đại diện cho gạo Việt Nam tại thị trường trong nước và thế giới.

Theo đó, sẽ tập trung các nguồn lực về nghiên cứu và phát triển, để xây dựng các quy trình canh tác và giải pháp quản lý mùa vụ phù hợp với xu hướng nông nghiệp số hóa. Đặc biệt là nguồn lực xây dựng thị trường ổn định.

Ông Phạm Thái Bình -  Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) - một trong những DN xuất khẩu ở phân khúc gạo thơm, chất lượng cao vào các thị trường cao cấp - cũng cho rằng: Để đưa gạo Việt Nam ra thế giới và phát triển thương hiệu bền vững tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, doanh nghiệp của ông đã phải trải qua một thời gian đàm phán đầy cam go. Trong đó, bên cạnh chất lượng gạo, cần chú trọng vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu gạo.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Còn khoảng 12.100 ha lúa hè thu chưa thu hoạch

K.K.S |

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, vụ hè thu 2020 diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh ước đạt 22.600 ha, đạt 101,3% kế hoạch. Tính đến ngày 20/8/2020 diện tích lúa đã thu hoạch hơn 10.500 ha, đạt hơn 46% diện tích gieo cấy, trong đó huyện Hải Lăng đã cơ bản thu hoạch xong, Triệu phong thu hoạch hơn 3.000 ha, Vĩnh linh hơn 750 ha, Gio Linh 150 ha... Hiện còn khoảng 12.100 ha chưa thu hoạch đang ở giai đoạn chín sữa – chín hoàn toàn, tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, Đakrông, Triệu Phong và thành phố Đông Hà (Quảng Trị).

Sản xuất hữu cơ – hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Nguyên Bảo |

Hiện nay, khi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ mang thương hiệu Quảng Trị có mặt ở nhiều nơi trên thị trường, việc tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đang là hướng phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Trị. Trên nhiều lĩnh vực, sản xuất hữu cơ đã và đang được người dân các địa phương và các doanh nghiệp đầu tư phát triển, từng bước đưa lại giá trị kinh tế cao, khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Doanh nghiệp ngành du lịch, dịch vụ giải trí 'đuối sức' vì COVID-19

H.Chung |

Báo cáo tài chính bán niên của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ niêm yết trên sàn chứng khoán vừa công bố cho thấy có sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận ở nhóm ngành này.

Đề xuất dự án 150 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật thị trấn Khe Sanh

Khánh Hưng |

UBND huyện Hướng Hóa vừa có báo cáo đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Trị về chủ trương đầu tư dự án “Hạ tầng kỹ thuật thị trấn Khe Sanh".