Hải Lăng chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đạo Thiện |

Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian qua, huyện Hải Lăng  (Quảng Trị) đã tập trung triển khai các lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn. Từ việc làm này đã tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.


Người nông dân Hải Lăng sản xuất thành công lúa hữu cơ
Người nông dân Hải Lăng sản xuất thành công lúa hữu cơ

Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm và thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong 5 năm qua UBND xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng) đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở gần 20 lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hơn 600 lao động nông thôn, trong đó các nghề phù hợp với người nông dân như: trồng hoa, trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm, cắt may công nghiệp, sửa sữa máy móc nông nhiệp, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến món ăn, làm chổi đót, nghề đan giỏ tre mây, nghề làm bánh lọc, làm mứt gừng…Qua khảo sát, cho thấy số lao động nông thôn được học nghề đã có việc làm và tìm được việc làm tại chỗ đạt tỷ lệ 72,23%. Đặc biệt, số lao động sau khi học nghề có việc làm đã trở thành hộ thu nhập khá trở lên từ khi thực hiện Đề án là 450 người, góp phần giảm số hộ nghèo ở xã còn hơn 3% theo tiêu chí mới.

Người dân đã áp dụng kỹ thuật tập huấn vào trồng cây rau màu trên đất cát
Người dân đã áp dụng kỹ thuật tập huấn vào trồng cây rau màu trên đất cát

Ông Bùi Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho biết thêm: “ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ rất phù hợp với các tầng lớp lao động, với từng ngành nghề của các địa phương. Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nông thôn đã tạo cho xã chúng tôi bước phát triển đáng kể về việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân khi sản phẩm nghề của họ làm ra có chất lượng và được tiêu thụ thuận tiện hơn.”.

   Đối với xã thuần nông Hải Định, từ năm 2015 đến 2020, xã đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở gần 25 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó các nghề phù hợp với người nông dân như: trồng hoa, trồng ném, trồng rau sạch, làm nấm, chăn nuôi gia súc gia cầm, cắt may công nghiệp, sửa sữa máy móc nông nhiệp, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến món ăn… hầu hết các học viên sau học nghề đều có việc làm với thu nhập tăng từ 30 – 50% so với trước. Đặc biệt từ việc đào tạo nghề đã giúp xã Hải Định giải quyết được hơn 700 lao động nông nhàn của địa phương. Ông Lê Ngọc Trình, chủ tịch UBND xã Hải Định cho biết: “ Sau khi học nghề thì bà con đã áp dụng rất hiệu quả vào quá trình sản xuất chăn nuôi và nghề nghiệp của mình. Qua đó giải quyết được số lao động nông nhàn ở địa phương...”.

Mô hình nuôi gà sạch ở Hải Lăng
Mô hình nuôi gà sạch ở Hải Lăng

Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở địa phương, hàng năm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hải Lăng đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người dân các địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch tuyển sinh và phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề theo tinh thần “dạy những cái nông dân cần”.  Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hải Lăng đã tổ chức được gần 200 lớp đào tạo dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hơn 5.500 lao động nông thôn. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có chất lượng, phù hợp với nguyện vọng của người dân, Trung tâm đã tổ chức các lớp đào tạo nghề lưu động, giảng dạy ngay tại địa phương cho nông dân. Ngoài ra, liên kết, phối hợp với các trường cao đẳng nghề, Trạm khuyến nông, Trạm thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện Hải Lăng đào tạo lớp thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, thú y, mộc dân dụng; đồng thời, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn cho nông dân. Nhờ vậy, sau khi kết thúc các lớp học, 100% học viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, áp dụng vào các mô hình của gia đình, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế. Bà Phan Thị Hạnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hải Lăng nói thêm: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp mở thêm nhiều lớp đào tạo nghề mới cho bà con nông dân. Đặc biệt chúng tôi sẽ thực hiện học lý thuyết gắn với từng mô hình cụ thể để người nông dân dễ hiểu và thực hiện hiệu quả hơn...”.

Có thể nói, thông qua các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người nông dân tự tin, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đây cũng là tiền đề quan trọng, góp phần giúp huyện Hải Lăng thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Du lịch Việt Nam chuẩn bị kịch bản nào cho sự “tái xuất”?

Song Mai |

Trước thực trạng tê liệt và cần “cấp cứu” của ngành Du lịch, nếu không nhanh chóng hành động quyết liệt; xây dựng, triển khai các kịch bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thì có nguy cơ “vỡ trận”...

Nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu Vĩnh Linh

Nguyễn Trang |

Được triển khai từ tháng 2/2020 tại huyện Vĩnh Linh, địa phương chiếm 1/2 diện tích trồng cây hồ tiêu toàn tỉnh Quảng Trị, dự án sản xuất tiêu hữu cơ do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh cùng HTX Sản xuất kinh doanh hồ tiêu Vĩnh Linh thực hiện hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, mở rộng thị phần của hạt tiêu Vĩnh Linh trên thị trường.

Đà Nẵng: Du lịch từng bước mở cửa sau đại dịch COVID-19

Hữu Long |

Trước tình hình dịch bệnh đang được khống chế, ngành Du lịch Đà Nẵng đã đồng ý phương án mở lại hoạt động du lịch lưu trú. Trong một kịch bản lạc quan nhất từ nay đến cuối năm, ngành Du lịch sẽ mở cửa đón khách tại chỗ và xây dựng kế hoạch khôi phục lượng du khách trong và ngoài nước.

Mặc áo dài truyền thống chào cờ đầu tuần

Minh Hiền |

Ngày 7/9, toàn thể cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế mặc trang phục áo dài truyền thống dự lễ chào cờ tháng 9. Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.