Hàng trăm tấn cam ở Quảng Trị đang "bí" đầu ra

Hưng Thơ |

Trước thời điểm này mọi năm, các vườn cam ở Quảng Trị được thương lái đến tận vườn để thu mua cam với giá khá cao, nhưng bây giờ giá thấp, vẫn vắng thương lái. 

Gia đình ông Trần Ngọc Trung (trú tại thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) trồng 3ha cam K4, dự kiến vụ này thu trên 30 tấn quả.

Trước thời điểm này mọi năm, thương lái đến tận vườn để thu mua cam với giá khá cao, nhưng bây giờ giá thấp, vẫn vắng thương lái. Trong lúc cam đã chín tới, nếu không được thu mua kịp thời, gặp thời tiết bất ổn sẽ thiệt hại nặng.

Cam K4 được thu hái ở vườn. Dù cam đã chín nhưng đầu ra khó khăn. Ảnh: Hưng Thơ.
Cam K4 được thu hái ở vườn. Dù cam đã chín nhưng đầu ra khó khăn. Ảnh: Hưng Thơ.

Nếu so với thời điểm năm 2020 thì năm nay diện tích cam ở vùng này bị thu hẹp vì bị chết. Ảnh hưởng mưa lũ, cam cũng cho năng suất thấp hơn. Hiện giá cam dao động từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/ kg.

Được biết, ở xã Hải Phú có 14 hộ trồng cam K4 với diện tích trồng 24,9ha, sản lượng ước đạt 430 tấn.

Giá cam K4 hiện tại dao động từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng, rẻ hơn các năm trước nhưng vẫn chưa có đầu ra. Ảnh: Hưng Thơ.
Giá cam K4 hiện tại dao động từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng, rẻ hơn các năm trước nhưng vẫn chưa có đầu ra. Ảnh: Hưng Thơ.

Ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, để duy trì và phát triển tốt thương hiệu cam K4, địa phương đã kêu gọi các ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sản lượng được thu mua vẫn chưa được nhiều, khi vào vụ nếu sức mua vẫn như hiện tại thì sẽ tồn động.

Ông Lê Tiến Dũng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị cho biết, trước thông tin cam K4 chưa có đầu ra, Sở Công Thương đang kết nối với các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm giúp người dân. “Do ảnh hưởng dịch COVID-19, nên thị trường bị bó hẹp, việc vận chuyển cũng gặp khó. Tuy nhiên, đơn vị sẽ cố gắng tìm kiếm thị trường, hỗ trợ nông dân trong việc giải quyết đầu ra” – ông Lê Tiến Dũng, cho biết.

TAGS

Tập trung phát triển cây trồng, con nuôi có thế mạnh ở Cam Lộ

Khánh Ngọc |

Nhằm đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có trình độ thâm canh cao, hợp tác và liên kết bền vững, những năm qua, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương giai đoạn 2016-2020”. Đến nay, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm cây trồng, con nuôi có thế mạnh của huyện Cam Lộ từng bước gắn với thực hành chiến lược “5 tăng” cho từng sản phẩm: Thâm canh cao để tăng năng suất; áp dụng quy trình sản xuất an toàn để tăng chất lượng; đẩy mạnh chế biến, sơ chế để tăng giá trị sản phẩm; xây dựng thương hiệu để tăng tính cạnh tranh trên thị trường; liên kết tiêu thụ để tăng doanh số hàng hóa bán ra.

Cam Lộ: Hỗ trợ cây giống trồng 400 ha rừng gỗ lớn

Anh Vũ |

Thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017 - 2020 hướng đến năm 2025 của UBND huyện, trong năm 2021 huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có kế hoạch trồng khoảng 1.400 ha rừng, trong đó giao chỉ tiêu cho các xã triển khai trồng 400 ha rừng gỗ lớn.

Cam Lộ: Hỗ trợ 18 tấn nhu yếu phẩm, rau quả cho miền Nam chống dịch

Lê Trường |

Ngày 17/7/2021, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Cam Lộ cho biết, đơn vị vừa vận chuyển 18 tấn lương thực gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu, rau quả tươi hỗ trợ cho vùng dịch Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Bộ Giao thông ủng hộ Quảng Trị đầu tư cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo 7.700 tỷ đồng

N.T |

Bộ GTVT thống nhất và đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao tỉnh Quảng Trị là nhà đầu tư cao tốc Cam Lộ- Lao Bảo.