Hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở Hướng Hóa

Nguyễn Đình Phục |

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) ngày càng đi vào chiều sâu. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần ổn định an ninh chính trị, tạo bầu không khí dân chủ trong Nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiến bộ, huy động nguồn lực, thúc đẩy kinh tế, xã hội ngày càng phát triển.

Xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, những năm qua, phong trào này luôn được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm và nhận được sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân. Theo đó, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và Nhân dân. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao; lồng ghép với phong trào thi đua yêu nước và các chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương theo từng năm, gắn các tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa vào quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Người dân Hướng Hóa thường biểu diễn tiết mục cồng chiêng tại các lễ, hội - Ảnh: Đ.P
Người dân Hướng Hóa thường biểu diễn tiết mục cồng chiêng tại các lễ, hội - Ảnh: Đ.P

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với nhiệm vụ của các tổ chức hội và được cụ thể hóa bằng các phong trào như: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”; “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Đoàn viên thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Cựu chiến binh giúp nhau xóa đói nghèo”... Qua thực tế triển khai, phong trào đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH, giảm nghèo ở các cơ sở. Toàn huyện hiện có 2.970 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó 20 hộ sản xuất, kinh giỏi cấp trung ương, 32 hộ cấp tỉnh, 803 hộ cấp huyện, 1.935 hộ cấp cơ sở, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 29,69%.

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô như: Các loại hình nghệ thuật âm nhạc, múa cồng chiêng; các loại nhạc cụ, ca lơi, cha chấp, Oát xa nớt, các điệu hát ru; các loại hình lễ hội truyền thống A Riêu Ping, lễ mừng lúa mới, lễ cúng mùa lên rẫy, lễ hội mừng làng mới… được tổ chức đã khơi dậy và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ và phát triển, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ được mở rộng, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; lối sống mới, sống đẹp được hình thành, thiết chế văn hóa được tăng cường.

Là một trong 14 xã vùng bản của huyện Hướng Hóa, xã Thuận hiện có 763 hộ với 3.697 nhân khẩu đồng bào dân tộc Vân Kiều và Kinh cùng sinh sống. Trong những năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới luôn được người dân tích cực tham gia, mạng lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, xã có 8/8 thôn, bản có nhà văn hóa đạt chuẩn quy định, 1 sân bóng đá nhân tạo, 2 sân bóng đá mini, 3 sân bóng chuyền. Hằng năm, tổ chức ít nhất 1 đợt liên hoan văn nghệ quần chúng và các hoạt động thể dục - thể thao, tạo sân chơi bổ ích cho các tầng lớp nhân dân; 90% thôn, bản có đường truyền internet; 100% hộ gia đình có các phương tiện nghe nhìn; trên 90% người dân sử dụng điện thoại và 50% người dân tiếp cận và sử dụng internet.

Chủ tịch UBND xã Thuận Hồ A Dung cho biết, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong Nhân dân, những hủ tục lạc hậu dần bị đẩy lùi, không còn việc thách cưới; việc hiếu, hỷ được tổ chức tiết kiệm, nhanh gọn. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của COVID-19, người dân đã cùng nhau chấp hành tốt quy định và tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, huyện Hướng Hóa tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, phát huy nội lực xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Đến nay, huyện có nhà thi đấu thể dục - thể thao, sân bóng đá, nhà văn hóa truyền thống Vân Kiều, Pa Kô, khu văn hóa tâm linh; các xã, thị trấn và các thôn, bản, khóm đều có nhà văn hóa, có sân bóng chuyền, bóng đá... cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tham gia tập luyện thể dục - thể thao.

Toàn huyện có 20.525/21.131 hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa, trong đó có 18.429 gia đình được công nhận gia đình văn hóa (tỉ lệ 89,72%); 149/149 thôn, bản, khối, khóm được công nhận danh hiệu văn hóa; 114/118 đơn vị được công nhận văn hóa. Phong trào xây dựng làng không có người sinh con thứ 3 trở lên ngày càng phổ biến rộng khắp. Đặc biệt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đi vào chiều sâu, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân cư, phát huy được tính tích cực sáng tạo của Nhân dân.

Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, trong đó có 6 xã được công nhận; 2 thị trấn đã phát động và được công nhận thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Việc xây dựng các thiết chế và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tạo môi trường văn hóa lành mạnh được quan tâm. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa được các tổ chức, cá nhân ủng hộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Hướng Hóa đã và đang lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, là động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Hướng Hóa đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay

Trần Văn Dũng |

Từ xưa, xã hội phong kiến Việt Nam đã lấy việc đọc sách thánh hiền làm thước đo cho trình độ học vấn của mỗi cá nhân và là thước đo cho sự phát triển của xã hội.

Lắng đọng giá trị văn hóa của người Việt

Nguyễn Đắc Thủy |

Đã từ ngàn đời nay, đối với mỗi người dân nước Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một biểu tượng tinh thần, mang bản sắc văn hóa độc đáo, kết thành ý thức nguồn cội, nghĩa đồng bào và trở thành yếu tố nội lực tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Những tuyên truyền viên tích cực về bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa

Lan Hương |

Để gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử truyền thống của cha ông, đồng thời quảng bá, giới thiệu về mảnh đất và con người Quảng Trị đến với đồng bào, bạn bè khắp cả nước, các bạn học sinh Trường THCS Thành Cổ, thị xã Quảng Trị đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực để khám phá những nét đẹp văn hóa, truyền thống cách mạng của địa phương, góp phần quảng bá du lịch của thị xã Quảng Trị.

Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng

Phương Minh |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 311/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong bối cảnh truyền thông xã hội bên cạnh những thông tin tích cực vẫn tồn tại nhiều thông tin xấu, độc, tác động tiêu cực đến các tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu nhi.