Hướng đi hiệu quả từ trồng cây lâu trầm sản xuất hương

Tú Linh |

Được nhiều người giới thiệu về mô hình cây lâu trầm làm nguyên liệu sản xuất hương của nông dân Nguyễn Hưng Tạo ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chúng tôi đã tìm đến khu vườn có diện tích trồng loại cây này lớn nhất tỉnh Quảng Trị.

Trang trại của ông Tạo có rất nhiều loại cây trái, trong đó có diện tích 14 ha cây lâu trầm, có hình dạng như cây sả được trồng dưới tán vườn cao su đang cho khai thác làm nguyên liệu sản xuất hương. Cây lâu trầm phát triển phủ kín hết đất, cỏ dại không lên được. Giống cây này hiện rất hiếm.

Ông Tạo cho biết, cách đây hơn 5 năm, một tiến sĩ dược liệu công tác tại Đại học Tây Nguyên khi sang nghiên cứu cây hương liệu ở Trung Cận Đông thấy người dân nơi đây sản xuất ra những loại hương rất thơm từ một loại cây nhìn rất giống cây hương lâu ở Việt Nam. Vị tiến sĩ liền mua một lọ mầm cây giống về làm vườn thực nghiệm lai ghép mô và tạo giống giữa cây hương lâu với cây làm nhang của vùng Trung Cận Đông, tạo ra giống cây mới đặt tên lâu trầm.
 
 Vườn cây lâu trầm được ông Tạo trồng dưới tán cây cao su để làm nguyên liệu sản xuất hương -Ảnh: TÚ LINH​

Từ nguồn giống ban đầu này, ông Tạo nhân lên trồng được 14 ha cây lâu trầm nguyên liệu làm nhang, trong đó giành riêng 6 ha để bán giống cho người dân có nhu cầu phát triển. Đặc điểm loại cây lai ghép này rất phù hợp trồng những nơi rập, có bóng cây che, khi cây lên thì phủ kín đất, triệt tiêu luôn cỏ dại xung quanh giúp nhà vườn khỏi tốn công làm cỏ. Mỗi năm, vào thời điểm bắt đầu mùa hè, ông Tạo thu hoạch cây lâu trầm, dùng máy cắt lấy gốc, rễ phơi khô, chuyển vào miền Nam bán cho cơ sở sản xuất hương xuất khẩu với giá 100 nghìn đồng/kg khô nhưng không đủ hàng để cung cấp.

Lâu trầm là giống đơn tính, ra hoa, kết trái, nhưng hạt không bao giờ ươm lên được cây con. Muốn phát triển nhân rộng khi thu hoạch cây lấy gốc, rễ để làm nguyên liệu, còn dùng thân cây cắt ngắn thành nhiều đốt, tối đa là năm đốt tính từ gốc lên để nhân giống. Người làm vườn chỉ cần xới đất theo lối dọc có độ sâu 5 đến 7 cm thả từng đoạn thân cây xuống, lấp đất lại, sau đó vài hôm trên mỗi đoạn mắt giống đó đâm chồi non lên rất mạnh, đẻ ra nhiều nhánh. Cây lâu trầm từ khi trồng đến thu hoạch cần thời gian hai năm, giá trị kinh tế mỗi ha được ông Tạo thu về hơn 300 triệu đồng, không những cao hơn nhiều những cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích đất mà còn rất thuận lợi để phát triển diện rộng vì có thị trường xuất khẩu lớn. Còn diện tích 1,5 ha trồng cây nhang bài truyền thống được trồng ở trang trại dùng làm nguyên liệu sản xuất hương cũng được ông bán giá 45 nghìn đồng/kg bột nguyên liệu.

Biết ông có vườn cây lâu trầm giá trị kinh tế cao, nhiều người đến đặt ông mua giống để phát triển, có chủ trang trại ở Quảng Bình đặt mua ông lượng giống trồng hơn 10 ha; một Công ty cao su ở miền Nam đặt mua 20 ha giống, nhưng ông Tạo chỉ ưu tiên bán giống cho những nông dân, các đơn vị tại quê hương vì số lượng giống có hạn. Ông Tạo muốn sẻ chia giống cây lâu trầm cho người dân Quảng Trị để phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương của mình. Hiện nhiều nông dân sở hữu diện tích cao su tiểu điền rất lớn, nhưng chưa khai thác hết hiệu quả của đất. Dưới tán cây cao su khép kín đất vẫn còn bỏ trống, cây cỏ um tùm. Vì vậy, trồng cây lâu trầm vào những diện tích đất dưới tán cao su là cách làm rất phù hợp vừa khỏi tốn công làm cỏ, vừa có thu nhập và giải quyết được việc làm cho người lao động. Hằng năm, ông Tạo đã sử dụng hàng chục lao động để trồng chăm sóc cây lâu trầm được ông trả công mỗi tháng cao hơn lương công nhân bình thường.

Ngoài cây lâu trầm, trang trại của ông Tạo còn dành ra 6 ha, chia thành 4 khu vực trồng cây ăn trái. Khu thứ nhất trồng mít Mã lai lai Tố nữ không hạt; bưởi da xanh, mận không hạt giống Thái Lan. Khu thứ hai trồng sầu riêng, cam Xã đoài, quýt đường. Khu thứ 3 trồng dâu xanh, dâu trắng giống Thái Lan; cam Xoàn của Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, cam sành, măng cụt, mít lai sầu riêng. Khu thứ 4 gồm hơn 400 cây quýt đường của Viện cây ăn trái miền Nam. Tất cả khu vực này được ông đầu tư hệ thống tươi tiêu nhỏ giọt bảo đảm vừa cung cấp đủ lượng nước cho cây, vừa sử dụng tiết kiệm được nguồn nước. Cả 4 khu cây ăn trái của ông Tạo đều cho thu hoạch 5 đến 6 năm nay với chất lượng quả khiến người tiêu thụ rất khó quên.

Ông Tạo cho biết, ông đã đi thăm trang trại khắp đất nước Việt Nam và Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm chọn giống cây ăn trái của mình. Chính giống cây đã quyết định sự thành công rất lớn cho trang trại. Nhìn khu vườn được đầu tư, chăm sóc bài bản này mới hiểu được mồ hôi, công sức, tiền bạc ông đã đầu tư vào rất lớn để có được thành quả như hôm nay. Ông Võ Đức Diện, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thủy cho biết, địa phương này có nhiều mô hình trang trại lớn, nhưng trang trại của ông Tạo có nhiều giống cây chất lượng, khác biệt, có giá trị kinh tế cao.

Hiện Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các lâm trường đang phát triển mô hình cây lâu trầm như ông Tạo để làm nguyên liệu sản xuất hương xuất khẩu. Tỉnh Quảng Trị cũng xem đây vừa là hướng phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp, vừa tận dụng khoảng trống đất dưới tán rừng và tán vườn cao su để giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ ở Hướng Hóa

Ngọc Trang |

Tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, những năm qua người dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư, nhân rộng mô hình cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn huyện có phong phú loại cây ăn quả mới, mang lại thu nhập cao, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Hướng Hóa: Cấp gần 216.000 cây giống cà phê chè catimor để thực hiện tái canh

Khánh Hưng |

Từ ngày 27/8 đến ngày 13/9, UBND huyện Hướng Hóa đã tiến hành cấp gần 216.000 cây giống cà phê chè catimor phục vụ công tác tái canh cho các hộ nông dân trên địa bàn.

Giám đốc HTX tâm huyết với cây ăn quả

Phương Nga |

Với mong muốn nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương, anh Nguyễn Quang Hạnh cùng với các thành viên trong HTX Nông sản Tây Vĩnh Thủy  (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã dành hết tâm huyết để phát triển những đồi cây ăn quả ở vùng phía Tây của xã Vĩnh Thủy.

Trồng xen cây ngắn ngày trong vườn cao su tái canh

Mai Trang - Minh Dương |

Nhằm giảm đầu tư và tăng thu nhập cho công nhân trong giai đoạn giá mủ cao su xuống thấp, vài năm trở lại đây, các nông trường cao su trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, tìm kiếm phương án nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, mô hình “phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng cây xen canh” của Nông trường Trường Sơn là một trong những mô hình đi đầu và phát huy hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.